Nếu không điều trị kịp thời, bệnh cúm tưởng chừng không đáng ngại này lại có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Mùa cúm đang đến gần và mọi người đều có nguy cơ mắc phải vấn đề sức khỏe khó chịu mang tên bệnh cúm. Những triệu chứng xuất hiện đột ngột như sốt, đau họng, ớn lạnh và đau nhức toàn thân hoàn toàn có thể khiến bạn không thể rời khỏi giường.
Ngoài ra, nếu bạn đang mắc một số tình trạng sức khỏe như hen suyễn hoặc bệnh tim, cảm cúm hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào để biết bản thân hoặc thành viên gia đình có nguy cơ cao mắc biến chứng liên quan đến bệnh cúm hay không? Mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Nếu bạn nằm trong những nhóm người này, hãy nói chuyện với bác sĩ để tiến hành tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Đây là việc làm hiệu quả nhất giúp cơ thể vượt qua mùa cúm sắp tới.
Người có vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc suy giảm hệ miễn dịch
Nếu đang phải vật lộn với các tình trạng sức khỏe mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tiểu đường và những vấn đề liên quan tới m.áu, gan, rối loạn chức năng thận, bạn có nguy cơ cao mắc biến chứng liên quan đến bệnh cúm. Các biến chứng có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, n.hiễm t.rùng xoang và tai.
Donna Casey, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian Dallas giải thích, khi đang đối phó với một vấn đề sức khỏe mãn tính nào đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn sẽ gặp quá tải.
Khi đang đối phó với một vấn đề sức khỏe mãn tính nào đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn sẽ gặp quá tải.
Do phải hoạt động thường xuyên lẫn liên tục, chúng sẽ không có đủ sức mạnh để chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng như cúm. Do đó, biến chứng của cúm rất dễ xuất hiện ở người mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, bệnh bạch cầu hoặc dùng thuốc corticosteroid, áp dụng các liệu pháp điều trị ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như hóa trị và xạ trị.
Người trưởng thành trên 50 t.uổi
Khi cơ thể lão hóa, hệ thống miễn dịch sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi chống lại các mầm bệnh gây hại. Đây cũng là thời điểm bạn dễ mắc phải những vấn đề sức khỏe mãn tính.
Theo Clare Morrison, bác sĩ đa khoa kiêm nhà tư vấn sức khỏe tại Trung tâm MedExpress, người trên 50 t.uổi có xu hướng nhạy cảm với virus cúm và sở hữu nguy cơ cao phải đối mặt với biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, n.hiễm t.rùng thứ cấp do bệnh này gây nên. CDC đã chỉ ra, đây là nhóm người được ưu tiên tiêm phòng cao.
Trẻ nhỏ
Bệnh cúm có nhiều khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, đặc biệt là các bé dưới 2 t.uổi, so với người trưởng thành.
Bệnh cúm có nhiều khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, đặc biệt là các bé dưới 2 t.uổi, so với người trưởng thành. Do hệ thống miễn dịch vẫn đang trong quá trình phát triển, trẻ khó có đủ khả năng chống lại sự tấn công của virus. Theo CDC, cúm có thể gây nên một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, n.hiễm t.rùng não hoặc dẫn đến mất nước.
Phụ nữ mang thai
Ngay cả khi cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, mang thai có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe, trong đó bao gồm cả cúm. Christopher McStay, chuyên gia y khoa, Trưởng khoa sản phụ khoa tại Bệnh viện UCHealth trực thuộc Đại học Colorado, Mỹ giải thích, quá trình làm mẹ này lại gây ra những thay đổi không nhỏ trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi.
Do đó, các mẹ bầu rất dễ mắc phải biến chứng liên quan đến bệnh cúm như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ lưu ý, đây là bệnh n.hiễm t.rùng nghiêm trọng nên chúng hoàn toàn có khả năng góp phần tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc trẻ đẻ nhẹ cân.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
BS Sản khoa cảnh báo: Thời tiết giao mùa, phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống nếu bị cúm
Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh cúm và có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu bị cúm, đó là cảnh báo từ ThS.BS CKII Nguyễn Công Định – Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến t.ử v.ong. Đặc biệt hiện nay thời tiết bước vào giao đoạn chuyển mùa hè – thu rất dễ mắc bệnh cúm.
Phụ nữ mang thai rất dễ mắc cúm, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống
ThS.BS CKII Nguyễn Công Định – Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, cảm cúm là nhóm bệnh lý do nhiễm nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra, có nhiều nhóm cúm như cúm A, B và C, trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất.
ThS.BS CKII Nguyễn Công Định.
Cảm cúm ở phụ nữ mang thai có nhiều dấu hiệu như: ho khan, sốt từ vừa phải đến cao, mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt, viêm họng, ớn lạnh, đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể, đau đầu, nghẹt mũi và chảy nước mũi, mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần. Các triệu chứng cúm xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Các mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa đông.
Nếu phụ nữ mang thai có nguy cơ bị biến chứng do cúm, khi cần thiết các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn trị triệu chứng có thể giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng, nhưng cần phải được thực hiện ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.
Nói về nguyên nhân việc của việc này, BS Định cho biết, ở giai đoạn đầu thai kỳ, em bé mới đang bắt đầu hình thành và phát triển dần dần các bộ phận của cơ thể. Lúc này thai nhi đáp ứng kém với sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ. Bên cạnh đó một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai c.hết lưu.
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh (Ảnh minh họa).
Các mẹ bầu bị cúm không nên chủ quan trước tình trạng bệnh, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kê đơn thuốc và các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống. Một số loại thuốc điều trị các triệu chứng của cúm có thể gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, có thể gây dị tật bẩm sinh trên ruột của trẻ (hẹp ruột non, nứt bụng) như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel, Aspirin, các loại sirô chống cúm, cảm lạnh và ho chứa guaifenesin và dextromethorphan.
Bị cúm trong thời kỳ mang thai nguy cơ biến chứng cao
BS Nguyễn Công Định cũng cho biết,phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu họ bị cúm. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, hay nghiêm trọng hơn là tiến triển thành viêm phổi. Các biến chứng khác không phổ biến, như: viêm tai giữa, n.hiễm t.rùng m.áu gây ra sự giảm huyết áp nghiêm trọng (sốc nhiễm khuẩn), viêm màng não, viêm não, viêm nội tâm mạc…
Nếu các mẹ bầu có những triệu chứng như khó thở, đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực… thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức (Ảnh minh họa).
Nếu mẹ bị cúm trong khi đang mang thai, điều này có nguy cơ mẹ sinh sớm hoặc bé khi sinh ra có trọng lượng thấp và thậm chí có thể dẫn đến thai c.hết lưu hoặc t.ử v.ong trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Bởi vậy, nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của mẹ không cải thiện hoặc nếu chúng trở nên trầm trọng như: khó thở, đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực.
Tuy nhiên, khi bị cúm, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, các chị em cũng không nên quá lo lắng, hoang mang để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Với sự tiến bộ của y học hiện đại và công nghệ siêu âm 4D hiện nay các bác sĩ sản khoa sẽ sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi và đưa và hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp cần đình chỉnh thai nghén cần cân nhắc kỹ lưỡng và có sự tư vấn, hội chẩn của chuyên gia.
Phòng ngừa cảm cúm khi mang thai
Theo BS Định, hiện nay không có thuốc chủng ngừa cho chứng cảm cúm thông thường. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng vắc xin cúm. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh bởi vắc xin ngừa cúm không gây nguy cơ cho mẹ và bé.
Để ngăn ngừa cảm khi mang thai, cách tốt nhất đó là tiêm phòng (Ảnh minh họa).
BS Định cũng khuyến cáo thêm, các virus gây cảm cúm không chỉ lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện mà còn có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình. Vì vậy, việc ngăn ngừa bệnh tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm. Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm, các mẹ bầu nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa virus gây cúm. Phụ nữ mang thai cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục đều đặn, phù hợp…
Theo Helino