Đừng coi thường các triệu chứng khi ngủ, rất có thể nó đang phản ánh việc bạn gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chúng ta đều biết rằng chất lượng giấc ngủ tốt là nền tảng của sức khỏe tốt, và hoạt động thể chất trong khi ngủ có thể là một tín hiệu lành mạnh từ cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ, hãy chú ý và đi khám để kịp thời phát hiện, chữa trị bệnh.
1. Ngưng thở khi ngủ
Trong hầu hết trường hợp, ngáy không phải điều quá đáng lo (nếu tiếng ngáy có âm lượng bình thường, đều đều). Tuy nhiên, nếu tiếng ngáy của bạn nghe giống như khịt mũi hoặc thở hổn hển, đồng thời bạn luôn cảm thấy thiếu ngủ vào ban ngày, đó là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Về cơ bản, ngưng thở khi ngủ xảy ra bởi một trong hai lý do: đường hô hấp trên bị tắc nghẽn liên tục trong lúc ngủ, dẫn tới làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng khí phát ra; não không gửi các tín hiệu cần thiết để đường hô hấp hoạt động. Dù bởi lý do nào, bạn cũng sẽ bị ngừng thở nhiều lần trong đêm.
Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, kèm theo chứng đau đầu hoặc khô miệng khi thức dậy, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay. Bởi lẽ, chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được kiểm soát sẽ dẫn tới nguy cơ bị huyết áp cao và gây mệt tim.
2. Đổ mồ hôi đêm
Mỗi lần tỉnh giấc giữa đêm, bạn lại thấy lưng áo mình ướt đẫm mồ hôi, nhiều lúc tỉnh dậy buổi sáng mà người ướt như vừa bước ra từ phòng tắm. Trước tiên, bạn thử cải thiện tình trạng này bằng cách giảm nhiệt độ phòng ngủ và mặc quần áo thoáng mát hơn. Nếu tình trạng không cải thiện, có thể nguyên nhân là do hormone trong cơ thể có sự thay đổi. Tình trạng tuyến giáp và thời kỳ mãn kinh có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn vào ban đêm.
3. Đi tiểu vào ban đêm
Nếu bạn uống nhiều nước trước khi đi ngủ, việc thức dậy một hoặc hai lần một đêm để đi vệ sinh là bình thường. Nhưng nếu bạn thức dậy thường xuyên, có thể bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng như: bệnh tiểu đường, viêm bàng quang, bệnh thận hoặc n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Nếu tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe nói chung, bạn nên đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân.
4. Đau lưng, chuột rút
Ngủ là thời gian cơ thể tự làm lành những tổn thương nên nếu có bất cứ cảm giác đau đớn nào đều là bất thường. Khi các mạch m.áu não bị tắc nghẽn, nó có thể dẫn đến chóng mặt và đau đầu trong khi ngủ, và dễ gây ra hiện tượng chuột rút. Ngoài ra, một số khối u cũng có thể gây đau lưng sau khi thức dậy.
5. Nghiến răng liên tục
Bạn rất dễ nhận thấy mình nghiến răng vào ban ngày và cũng dễ dàng kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, khi nó xảy đến trong giấc ngủ, bạn khó kiểm soát hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng này như căng thẳng, lo lắng, một số loại thuốc, lượng caffeine/rượu hoặc thậm chí bạn đang bị bệnh liên quan đến vùng miệng.
Việc bạn cần làm là chữa trị tận gốc vì nếu không, nghiến răng liên tục trong một thời gian dài sẽ làm mòn men răng, gây ê buốt răng, sứt mẻ răng, đau đầu cũng như một số vấn đề răng miệng khác.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Người vòng cổ hơn 39 cm dễ bị ngưng thở khi ngủ
Người béo phì, lưỡi to, vòm họng hẹp, cằm lẹm, nam vòng cổ trên 40 cm và hơn 39 cm ở nữ… có nguy cơ cao ngưng thở khi ngủ.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh – Khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết ngưng thở khi ngủ là tình trạng hô hấp bị gián đoạn lặp đi lặp lại khi ngủ, làm giảm oxy trong m.áu gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Sự tạm ngưng hô hấp có thể kéo dài hơn vài chục giây và xảy ra có thể vài chục, vài trăm lần trong đêm.
Trong giai đoạn sớm của bệnh có thể chỉ xuất hiện tình trạng ngáy hay nấc trong giấc ngủ ban đêm, làm giảm chất lượng cuộc sống, hay bị viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản. Theo thời gian, khi xuất hiện tình trạng ngưng thở, sức khỏe người bệnh sẽ bị suy giảm nhanh chóng, thậm chí còn có thể gây ra những biến chứng như đột quỵ.
Có 3 loại ngưng thở khi ngủ gồm: ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, do nguyên nhân trung ương và do nguyên nhân hỗn hợp.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn chiếm phần lớn trường hợp. Luồng không khí bị tắc nghẽn không thể lưu thông bình thường ở vùng hô hấp trên gây hiện tượng ngưng thở, trường hợp nặng có thể kết hợp với xẹp đường hô hấp dưới. Loại ngưng thở này điều trị tương đối hiệu quả, tùy theo độ nặng của bệnh để chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ngưng thở do nguyên nhân trung ương cơ chế phức tạp hơn, nguyên nhân chính là tổn thương trung khu hô hấp ở não nên không thể điều khiển hơi thở. Điều trị loại này cũng phức tạp và ít hiệu quả.
Nhóm có nguy cơ mắc bệnh gồm nam giới trên 40 t.uổi, người béo phì có chỉ số khối cơ thể BMI trên 24, nam giới có vòng cổ lớn hơn 40 cm và nữ lớn hơn 39 cm. Bên cạnh đó, những bệnh nhân có bất thường giải phẫu của đường hô hấp trên như lưỡi to, vòm họng hẹp, phì đại amidan, cằm lẹm, trào ngược dạ dày, viêm họng mạn, t.iền căn viêm mũi dị ứng, viêm xoang, bệnh Parkinson, trầm cảm hay người thường xuyên dùng rượu, t.huốc l.á cũng dễ mắc bệnh.
Ngưng thở khi ngủ thường không được chẩn đoán và hay bị bỏ sót. Người bệnh không thể tự nhận biết vì xảy ra khi đang ngủ, triệu chứng khởi phát bệnh có thể chỉ là ngáy trong đêm. Khi chỉ ngáy đơn thuần, người bệnh chỉ bị giảm chất lượng cuộc sống, nếu người thân quan sát thấy những đợt thở ngắt quãng gắng sức thì nên động viên người bệnh đi khám bệnh.
Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn như thở nấc, thở ngắt quãng tái đi tại lại; tiểu đêm, thức giấc nhiều lần, giấc ngủ không sâu; nhức đầu buổi sáng, thức dậy mệt mỏi không sảng khoái; giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung; thay đổi tính tình trở nên cáu gắt; buồn ngủ ngày, hay ngủ gật; giảm ham muốn t.ình d.ục…
Ngưng thở khi ngủ lâu ngày sẽ gây giảm oxy trong m.áu, tăng nồng độ CO2 và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Thay vì được nghỉ ngơi, các tạng trong cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù trừ tình trạng thiếu oxy não có thể gây đột quỵ, suy tim, tăng huyết áp mất kiểm soát, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường.
Bác sĩ Hạnh khuyến cáo khi người bệnh có một trong hai triệu chứng ngáy hay thở ngắt quãng hằng đêm do người nhà quan sát thấy nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Người bệnh được tầm soát bằng bảng câu hỏi, các chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán. Tiêu chuẩn trong chẩn đoán xác định chính là “Đa ký giấc ngủ”, người bệnh ngủ lại một đêm tại bệnh viện, được nhân viên y tế theo dõi cả đêm qua camera.
Ngoài ra, bệnh nhân được đo điện não, điện cơ, điện mắt, đo oxy m.áu… để tìm ra mức độ nặng của ngưng thở và kiểu ngưng thở để điều trị chính xác và hiệu quả. Phòng “Đa ký giấc ngủ” được thiết kế gần như khách sạn cao cấp để người bệnh không có cảm giác như đang nằm bệnh viện.
Sau khi có kết quả “Đa ký giấc ngủ”, có thể chẩn đoán chi tiết kiểu và mức độ nặng của bệnh, bác sĩ căn cứ vào chỉ số rối loạn hô hấp khi ngủ hay chỉ số ngưng thở và giảm thở để lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp.
Cẩm Anh
Theo VNE