Dược chẩm: Dưỡng não, an thần, ổn định huyết áp

Y học cổ truyền có nhiều cách sử dụng thuốc rất đa dạng, với thuốc thang, thuốc tễ, hoàn… dùng ngoài không chỉ bằng các cách ngâm, chườm, đắp, tắm… mà còn có dược chẩm: đưa dược liệu nhồi làm ruột gối kê đầu nằm nhằm phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Phương pháp này đã được nhiều danh y nhắc đến trong các y văn cổ như trong Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân đã ghi lại cách làm gối sáng mắt: “ Vỏ khổ kiều, vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, quyết minh tử, hoa cúc làm ruột gối có tác dụng sáng mắt”. Tác giả Lục Cẩm Toại trong sách Ngoại trị phương tuyển có ghi dùng lá dâu và cúc hoa làm ruột gối chữa chứng đầu phong…

Theo y học cổ truyền, đầu là nơi hội tụ của các kinh dương, có nhiều huyệt vị quan trọng liên quan đến tuần hoàn của khí huyết và công năng hoạt động của các tạng phủ. Các dược liệu trong gối sẽ cọ xát, tác động lên da và huyệt vị vùng đầu mặt cổ, thẩm thấu vào trong cơ thể mà phát huy tác dụng.

Tùy theo dược tính của các dược liệu trong gối mà có công dụng khác nhau như sơ phong thanh nhiệt, thanh nhiệt giải độc, an thần định trí, kiện não minh mục, thông lạc chỉ thống… Từ đó, các loại gối với công thức thuốc khác nhau dùng để phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hay quên, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, đau cổ gáy…

duoc cham duong nao an than on dinh huyet ap a88107

Trong y học cổ truyền, để có tác dụng dưỡng não, an thần, ổn định huyết áp, thường sử dụng các vị thuốc thuộc nhóm bình can, tức phong, an thần, khai khiếu. Tùy từng chứng trạng cụ thể mà phối hợp các vị với nhau. Các vị bình can, tức phong trị các chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, hỏa bốc do can dương vượng, âm hư không nuôi dưỡng được can âm sinh ra, hay gặp trong bệnh cao huyết áp, suy nhược thần kinh, rối loạn t.iền mãn kinh… có thể dùng các vị tằm sa, cúc hoa, tang diệp…

Các vị an thần là những thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bình can, tiềm dương như táo nhân, vông nem, liên diệp, thảo quyết minh… dùng trong các trường hợp âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng được tâm, nên tâm không tàng thần, hoặc âm hư không nuôi dưỡng được can âm, can dương vượng lên, khiến thần chí không ổn định. Các vị phương hương khai khiếu có tác dụng tĩnh thần có mùi thơm, vị cay tác dụng phát tán, trừ đờm, làm thông các giác quan, khai các khiếu trên cơ thể.

Thuốc tác dụng theo các cơ chế trừ đờm thanh phế để khai thông hô hấp, đồng thời trấn tâm (điều hòa nhịp tim) để khôi phục tuần hoàn khí huyết. Các thuốc phương hương khai khiếu thường sử dụng: xương bồ, băng phiến, xạ hương, an tức hương… T.huốc a.n t.hần dùng thích hợp với những bệnh tim loạn nhịp, mất ngủ, cuồng phiền, bệnh thường do chức năng thần kinh, chức năng tạng tâm mất thăng bằng. Các vị thuốc trên ngoài dùng bằng đường uống có thể tán nhỏ nhồi làm gối kê đầu hỗ trợ điều trị các bệnh tăng huyết áp, khó ngủ, hay lo lắng. Một số công thức thuốc như sau:

– Cúc hoa, đạm trúc diệp, tang diệp, sinh thạch cao, bạch thược, xuyên khung, từ thạch, mạn kinh tử, mộc hương, tằm sa, bạc hà, lượng vừa đủ nhồi vào trong vỏ ruột gối, mỗi ngày gối đầu khoảng 6 giờ, sử dụng một liệu trình 3 tháng. Công dụng: sơ phong thanh nhiệt, bình can tiềm dương, chủ trị cao huyết áp.

– Thạch quyết minh, hoa cúc trắng, hồng hoa, lượng vừa đủ, sấy khô tán vụn nhồi làm ruột gối, công dụng: tiềm dương bình can, hoạt huyết an thần, ổn định huyết áp.

– Phèn chua 300g, hạ khô thảo và hoa cúc trắng mỗi thứ 500g, sấy khô tán vụn nhồi làm ruột gối. Công dụng: thanh nhiệt, bình can, an thần giáng áp.

– Sinh thạch cao, từ thạch, cúc hoa, mộc hương, bạch thược, lá sương, lượng vừa đủ, sấy khô tán vụn nhồi làm ruột gối. Công dụng: thanh nhiệt bình can, dưỡng âm, ổn định huyết áp.

– Lá trà lượng vừa đủ, sấy khô, tán nhỏ, nhồi làm ruột gối dùng phòng bệnh cao huyết áp.

– Lá dâu, kinh giới, lượng vừa đủ, tán nhỏ nhồi vào gối. Tác dụng an thần, ổn định huyết áp.

– Thương truật, ngô thù du, lá ngải cứu, nhục quế, sa nhân, bạch chỉ, bạc hà, mộc lan, viễn chí. Lượng bằng nhau, tán thô nhồi làm gối, giúp định thần, giảm căng thẳng, ngủ ngon, sảng khoái, ổn định tâm trạng.

Để bảo quản được lâu, nên thường xuyên phơi gối nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ để làm khô mồ hôi và hơi ẩm, tránh ẩm mốc, ruột gối phải còn mùi thơm. Nên thay gối sau 3 – 4 tháng sử dụng. Những ngày trời mưa ẩm nên dùng máy sấy sấy nhẹ. Cần chú ý giữ gối khô thoáng và thay gối kịp thời khi hết liệu trình để tránh hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, kích thích đường hô hấp do thuốc bị biến chất. Không sử dụng nếu mùi hương của thảo dược trong gối gây kích ứng.

Có thể làm ấm nhẹ túi thuốc bằng lò vi sóng. Trước khi sử dụng nên vỗ đều cho gối xốp mềm. Gối thảo dược cần có thời gian để có tác dụng ổn định và hiệu quả. Có thể sử dụng riêng lẻ gối thảo dược hoặc kết hợp với các phương pháp khác như thuốc uống, ngâm, chườm, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh… để dưỡng não, an thần, ổn định huyết áp và nâng cao sức khỏe.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Theo SK&ĐS

Ðối phó với ù tai khi đi máy bay

Có một số người gặp phải tình trạng tai ù đặc khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Điều này xảy ra khi áp suất không khí bên trong tai giữa mất cân bằng.

Nếu sau đó tai trở lại bình thường thì không sao nhưng nếu tình trạng ù tai vẫn tiếp diễn thì thật phiền. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này và cách ứng phó.

Nguyên nhân gây ù tai

Phần tai giữa và tai ngoài của chúng ta được ngăn cách bằng màng nhĩ. Nơi tai giữa có một ống gọi là Eustachian được thông với mũi và miệng. Khi chúng ta ngáp hay nuốt, ống này mở ra làm cho không khí từ mũi và miệng vào tai giữa. Chính vì thế, áp suất không khí của tai giữa và tai ngoài bằng nhau nên bạn không cảm thấy tai bị nghẹt. Tuy nhiên, khi máy bay cất hay hạ cánh có sự khác biệt giữa áp suất không khí của tai ngoài và tai giữa khiến màng nhĩ bị phồng lên hay giật về sau khiến bạn bị ù hay đau tai. Khi ống Eustachian bị nghẹt, áp suất không khí của tai ngoài và tai giữa bị chênh lệch, nên bạn sẽ cảm thấy bị nghẹt tai. Màng nhĩ không rung động nên âm thanh nghe không rõ và bạn cảm thấy bị đau tai vì màng nhĩ giãn ra. Mặc dù hiện nay trong cabin máy bay đều trang bị hệ thống tăng áp để giảm thiểu tác động của thay đổi áp suất nhưng nhiều hành khách vẫn gặp phải chứng ù tai, đau tai, làm giảm thính lực tạm thời. Tình trạng này thường sẽ biến mất khi bay vào trạng thái độ cao ổn định hay sau khi máy bay hạ cánh hoàn tất.

Các yếu tố rủi ro

Bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến chức năng của ống Eustachian có thể khiến bạn dễ bị ù tai hơn khi đi máy bay. Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm xoang, dị ứng, n.hiễm t.rùng ở tai giữa và ngủ trong thời gian máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Nếu ai đó được di truyền một ống Eustachian nhỏ hơn bình thường cũng có thể làm tăng nguy cơ ù tai khi đi máy bay.

oi pho voi u tai khi di may bay c60a22

Khi máy bay hạ cánh hay cất cánh, có sự chênh lệch áp suất không khí gây ù tai.

Khi nào cần đi khám?

Thông thường, tình trạng ù tai sẽ tự hết sau khi máy bay hạ cánh. Tuy nhiên, nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị ù tai kéo dài, chóng mặt, giảm thính lực, đau dữ dội, c.hảy m.áu từ tai hoặc cảm giác ù tai trong vài giờ sau khi ra khỏi máy bay.

Cách đối phó với ù tai

Động tác nuốt có thể giúp tai hết ù vì nó có thể kích thích các cơ chịu trách nhiệm mở ống Eustachian. Hành động nuốt xảy ra liên tục khi bạn đang nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng, vì vậy hãy cố gắng nhai thứ gì đó trong quá trình máy bay lên hoặc xuống.

Bạn cũng có thể thử làm thông tai bằng thao tác đơn giản này: Hít không khí qua miệng và sau đó cố gắng thổi khí nhẹ ra trong khi bóp lỗ mũi. Điều này sẽ làm tăng áp lực và buộc ống Eustachian mở. Một số người có thể cảm thấy chút nhói đau trong quá trình này, tuy nhiên, điều đó sẽ biến mất nhanh chóng. Lặp lại quá trình này một vài lần cho ống Eustachian mở hẳn.

Bạn cũng có thể sử dụng loại nút tai được thiết kế đặc biệt giúp bạn nhanh chóng cân bằng các thay đổi về áp suất trên cabin. Những nút tai này rất hữu ích cho những người bị cảm lạnh hoặc viêm xoang và có nhiều khả năng bị ù tai khi bay.

T.rẻ e.m rất dễ bị ù, đau tai khi đi máy bay vì kích thước ống Eustachian của chúng nhỏ. Người lớn nên cho các bé ăn gì đó hoặc ngậm núm vú giả trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh.

Có nên sử dụng thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi không?

Rất nhiều du khách có kinh nghiệm sử dụng thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi để tránh ù tai; tuy nhiên, những sản phẩm này nên sử dụng một cách thận trọng. Mặc dù không có nghi ngờ rằng việc uống thuốc thông mũi hoặc sử dụng thuốc xịt khoảng 1 giờ trước chuyến bay sẽ giúp tai tránh được ù dễ dàng hơn, nhưng việc lạm dụng và sử dụng kéo dài một số loại thuốc chống nghẹt mũi thực sự có thể dẫn đến nhờn thuốc và tăng sự tắc nghẽn hơn, vì vậy không nên sử dụng chúng thường xuyên. Nếu bạn sử dụng thuốc này, hãy sử dụng một giờ trước khi máy bay cất hoặc hạ cánh.

Những người bị tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, rối loạn nhịp tim hoặc hồi hộp quá mức nên tránh sử dụng thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi. Nếu bạn đang mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc gì.

Lời khuyên của bác sĩ

Đừng ngủ trong lúc cất cánh hoặc hạ cánh.

Nếu đã trải qua phẫu thuật tai, hãy xin tư vấn và làm theo lời khuyên của bác sĩ khi đi máy bay để tránh bị ù tai, đau tai.

Cân nhắc hoãn chuyến đi nếu bạn đang bị viêm xoang nặng, cảm lạnh hoặc viêm mũi dị ứng.

BS. Nguyễn Thị Thu Hà

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *