“Mình thực sự thấy trong đầy rẫy rủi ro như bây giờ, nào là ô nhiễm, nào là tai nạn, nào là thị phi… thì bệnh ung thư còn nhẹ hơn rất nhiều, vậy thì có gì phải sợ đâu…”
“Buồn cười nhỉ, mình là giảng viên mà đến dịp 20/11 rất là hay “trốn” nhé, lúc thì trốn để đi “đẻ”, lúc thì trốn để đi chơi, trốn để đi học, giờ lại trốn để đi viện…
Không thể ngờ bạn bè có những lúc trải chiếu nằm đất trông mình, rồi đứa thì rửa ráy vệ sinh cho mình lúc còn chưa ngồi dậy được.
Qua giai đoạn nằm viện sau mổ, bác sĩ nói mình chuyển sang khoa nội để truyền hoá chất. Mình bắt đầu tìm hiểu về quá trình này, mình biết là truyền hoá chất sẽ gây mệt mỏi, và nhất là rụng tóc. Thế là mình đề xuất với bác sĩ, cho mình xin chậm vài ngày để đi “ làm đẹp”! Có ai như tôi không? Sắp trọc lóc còn đi xăm lông mày, đi cắt tóc!
Mình thực sự thấy trong đầy rẫy rủi ro như bây giờ, nào là ô nhiễm, nào là tai nạn, nào là thị phi… thì bệnh ung thư còn nhẹ hơn rất nhiều, vậy thì có gì phải sợ đâu.
Ô hô! Mình bị ung thư vú thật rồi, nhưng có bệnh thì chữa thôi, có làm sao đâu nhỉ?”
Nghe bác sĩ thông báo mình bị ung thư, có nằm mơ, chị Đinh Mai Hương (SN 1975) cũng chưa từng nghĩ mình sẽ xui xẻo đến vậy. Thế mà nó vẫn tìm đến với chị – một “bà giáo” thét ra lửa nhiều năm tại trường Đaị học Kinh tế Quốc dân.
Chị Đinh Mai Hương cùng các con trước khi phát hiện bệnh.
Nói là sợ, nhưng thật lòng trước đây chị chẳng hề biết thực chất cái “con” ung thư nó là như thế nào. Nhưng rồi cuộc đời đã khiến chị trải qua và thấm thía những gì thô ráp, trần trụi nhưng cũng đầy ngọt ngào về nó.
“Có ai như tôi không? Sắp trọc lóc còn đi xăm lông mày, đi cắt tóc!”
Câu chuyện bắt đầu vào tháng 11/2018, chị Hương đi khám sức khỏe định kỳ ở trường, được bác sĩ siêu âm chẩn đoán có u vú, nghi là ung thư. Theo lời bác sĩ, ngay buổi chiều hôm đó chị đến bệnh viện K để khám chuyên sâu. Ngồi ở hành lang bệnh viện, chưa bao giờ chị mong được bác sĩ chẩn đoán âm tính với ung thư đến thế. Vậy nhưng, kết quả khám, chụp X-quang, siêu âm, sinh thiết… đều đã chứng minh bằng giấy bút, bằng khoa học rằng chị đã mắc căn bệnh ung thư vú, giai đoạn 2B, đã di căn hạch nách. Cầm kết quả về nhà, dọc đường chị Hương nghĩ: “Ô hô, mình bị ung thư rồi, có bệnh thì chữa thôi, có sao đâu nhỉ?”.
Người rơi những giọt nước mắt đầu tiên khi chị Hương mắc bệnh không phải là bản thân chị mà là gia đình. Chị Hương kể: “Người đầu tiên mình báo tin là chị gái, bác ấy khóc và báo cho gia đình làm cho mọi người đều khóc. Bản thân mình thấy bình thường nên khi báo tin cho các con thì các bạn ý cũng không hề sốc. Các con hiểu rằng mẹ có bệnh thì chữa là xong”.
Ngay hôm sau, chị làm thủ tục để nhập viện mổ cắt 1 bên vú và vét hạch nách, chị nhủ thầm: “Buồn cười nhỉ, mình là giảng viên mà đến dịp 20/11 rất là hay “trốn” nhé, lúc thì trốn để đi “đẻ”, lúc thì trốn để đi chơi, trốn để đi học, giờ lại trốn để đi viện”.
Những ngày nằm viện, chị Hương được bạn bè, người thân, đồng nghiệp quan tâm chăm sóc, lúc này mới thấy bản thân thật là “có phúc”.
“ Không thể ngờ bạn bè có những lúc trải chiếu nằm đất trông mình, rồi đứa thì rửa ráy vệ sinh cho mình lúc còn chưa ngồi dậy được, rồi có đứa lại ngày ngày cơm nước cháo lão cho mình mặc dù nằm tận viện K Tân Triều là xa trung tâm lắm.
Chính vì thế mà mình vui lắm, mà vui thì ăn gì cũng thấy ngon, ăn quách cơm viện cũng được, ngon ra trò ý. Những ngày nằm viện, lại được làm quen với một vài bệnh nhân khác cũng vui vẻ như mình, nào là chị em cũng xúng xính chụp ảnh selfie với cúc hoạ mi trong bộ áo bệnh nhân, rồi nào là buôn chuyện từ đầu phòng đến cuối phòng bệnh. Nói chung là vui, cảm thấy ung thư chỉ là một thứ gì đó bình thường thôi…“, chị nhớ lại.
Chị Hương (bên trái) tại bệnh viện.
Trong quá trình nằm viện, cũng có lúc chị nghĩ “Nếu như mình c.hết thì sao?”, và chị cũng có câu trả lời luôn lập tức “Thì cũng không sao cả. Mình chỉ lo nhất là các con, nhưng mình tin các con đã đủ tự lập và hiểu biết để sống yên ổn rồi”.
Qua giai đoạn nằm viện sau mổ, bác sĩ thông báo chị Hương sẽ chuyển sang khoa nội để truyền hoá chất. Qua tìm hiểu, chị biết quá trình truyền hóa chất sẽ gây cho chị cảm giác mệt mỏi và đặc biệt là rụng tóc.
“ Thế là mình đề xuất với bác sĩ, cho mình xin chậm vài ngày để đi “làm đẹp”! Có ai như tôi không? Sắp trọc lóc còn đi xăm lông mày, đi cắt tóc! Thế mới biết, ngay cả khi có bệnh, nếu mình còn thích làm đẹp thì mình sẽ còn thấy vui vẻ hạnh phúc, bệnh tật chỉ là muỗi đốt inox mà thôi“.
8 đợt truyền hóa chất và 33 lần xạ trị “nhẹ tựa lông hồng”
“ Bước vào giai đoạn truyền hoá chất, đúng là thấy lạ thật. Cảm giác nôn nao khó chịu, rất hay buồn nôn, nên bác sĩ đã dự phòng kê cho mình thuốc nôn, ăn uống cảm thấy thật khó chịu, thôi chả sao, ăn ít càng đỡ béo thì càng xinh…“
Đó là những gì chị Hương nhớ lại về quãng thời gian truyền hóa chất của mình. Chị vẫn nhớ, chỉ 10 ngày sau đợt truyền hóa chất lần đầu tiên, tóc chị rụng dần, mỗi lần vuốt tay lên đầu là ra cả n.ắm t.óc. Nhưng có sao đâu? Chị quyết định đi cạo trọc đầu, đội những bộ tóc giả thật đẹp mà mình đã chuẩn bị sẵn.
“ Trộm vía, người khác qua 8 đợt truyền hoá chất thì bết xê lết phát sợ luôn, mình chỉ bị khó chịu 2 đợt truyền đầu tiên, mà cũng chỉ khoảng 3-4 ngày trong mỗi đợt thôi. Thế nên, thời gian còn lại, không đi giảng, mình chỉ lo chăm sức khoẻ, tinh thần: Ăn uống bồi dưỡng, vẽ tranh nghe nhạc, tập yoga, bếp núc nội trợ… thanh thản thế bảo sao không thấy vui mọi nơi mọi lúc nhỉ”.
Quay đi quay lại cũng xong 8 đợt truyền hoá chất. Cuối tháng 4, chị Hương chuyển sang giai đoạn 33 ngày xạ trị. Với chị, xạ trị chỉ “nhẹ như lông hồng”, 33 ngày đến viện xạ trị là những ngày được vui vẻ gặp gỡ những chị em bạn dì cùng cảnh ngộ. Sự phiền toái duy nhất trong những tháng ngày này là chị không được phép tắm rửa, đặc biệt là không được cho nước chảy vào vùng xạ.
“ Cái này khó à nha…“, chị nhủ thầm. Thời điểm đó đúng đợt tháng 5 và 6, trời nóng đỉnh điểm. Chị quyết định tắm kiểu “chọn vùng”, vậy mà cuối cùng cũng đã vượt qua.
Cuối tháng 6, chị chính thức kết thúc quãng thời gian xạ trị. Nhưng lúc này mùa du lịch cũng tới!
“Bác sĩ dặn mình vẫn phải kiêng nước thêm 2-3 tuần nữa, thế thì chịu không đi du lịch ở biển được rồi. Mình quyết định rất nhanh, cho bọn trẻ đi Đà Lạt, mát mẻ, mặc dù mùa mưa nhưng cũng rất thích, còn đỡ bị nóng toát mồ hôi như mùa khô nữa“.
Chị Hương trong chuyến đi Đà Lạt cùng con.
8 tháng trải qua 8 đợt truyền hóa chất và 33 lần xạ trị, những gì đọng lại trong trí nhớ của cô giảng viên U40 là những trải nghiệm, tích cực nhiều hơn là tiêu cực.
“ Trải qua bệnh, mình bớt sân si rất nhiều, cảm thấy thanh thản với những chuyện đau buồn đã xảy ra trong quá khứ.
Mình thực sự thấy trong cái xã hội đầy rẫy rủi ro như bây giờ, nào là ô nhiễm, nào là tai nạn, nào là thị phi… thì bệnh ung thư còn nhẹ hơn rất nhiều, vậy thì có gì phải sợ đâu? Từ khi bị bệnh, mình còn cải thiện thói quen ăn uống, sinh hoạt, thấy mình văn minh hẳn lên ý!”
Hiện tại sức khỏe của chị Hương đã hoàn toàn ổn định
Trải qua bệnh tật, chị Hương muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người, đặc biệt là những người cùng mắc bệnh như chị một điều rằng: Chúng ta luôn là những người may mắn vì vẫn còn được sống hạnh phúc trên cõi đời này, may mắn có những trải nghiệm để rèn luyện mình. Không hiểu thế nào là buồn sẽ không biết vui, không hiểu đau khổ sẽ không thực sự biết đến hạnh phúc. Không trải qua bệnh ung thư, thì sẽ không có cảm giác trân trọng cuộc sống vui vẻ này.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
Ngỡ là mụn nhỏ trên mặt, cô gái bàng hoàng khi biết rằng đó là biểu hiện ung thư da
Kết quả sinh thiết cho thấy, nốt mụn đó thực chất là bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy – một loại ung thư da thường xuất hiện dưới dạng u nửa trong suốt trên da.
“Chẳng có ai để ý đến một thứ như vậy. Nó nhỏ lắm. Màu trong như ngọc trai. Tôi đã xem lại những bức ảnh cũ. Hóa ra, vết đó đã có trên mặt tôi 3 năm rồi. Nhưng tôi thực sự không bận tâm đến nó cho tới mãi 1 năm trước”, Gibson Miller, 24 t.uổi, là giáo viên tại New York (Mỹ) chia sẻ với tờ Today. Cô phát hiện một nốt bên dưới mắt trái nhưng chỉ cho rằng đó là mụn nhỏ mà thôi. 1 năm trước, Miller nhận ra, nó không hề mất đi nên quyết định lên lịch hẹn khám với bác sĩ. Kết quả sinh thiết cho thấy, nốt mụn đó thực chất là bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy – một loại ung thư da thường xuất hiện dưới dạng u nửa trong suốt trên da.
Ảnh Gibson Mille.
Sau đó, Miller đã trải qua phẫu thuật Mohs. Đây là loại phẫu thuật thường được tiến hành để loại bỏ tổ chức u biểu mô tế bào đáy rồi khâu da lại.
“Tôi thấy hoang mang vô cùng”, Miller nhớ lại lúc nhận chẩn đoán bệnh ung thư. “Tôi không biết chút gì về căn bệnh này. Tôi cũng chẳng biết ai bị ung thư biểu mô tế bào đáy”.
Hiện, cô giáo trẻ đã được tuyên bố khỏi bệnh ung thư và đang lên kế hoạch trò chuyện với mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ làn da khỏi tác hại từ ánh mặt trời. “Khẩu hiệu mới của tôi: Kem chống nắng thật gợi cảm. Mọi người cần thoa kem chống nắng bất kể bạn có làm gì ngoài trời”, Miller chia sẻ.
Ung thư da trông chỉ như một nốt mụn nhỏ phổ biến tới mức nào?
Các chuyên gia da liễu khẳng định, điều này xảy ra khá thường xuyên. Gary Goldenberg, bác sĩ, phó giáo sư lâm sàng về da tại Trường Y Icahn, Bệnh viện Mount Sinai, giải thích: “Ung thư da đôi khi có thể giống một nốt mụn hoặc nhọt bởi dấu hiệu đầu tiên của ung thư da có thể là một cục u màu đỏ không biến mất”.
Nhìn chung, ung thư biểu mô tế bào đáy (như trường hợp Miller) và ung thư biểu mô tế bào vẩy (squamous cell carcinoma) – một dạng ung thư da khác – có thể trông chẳng khác nào một mụn trên da đối với phần lớn mọi người.
Ảnh Gibson Mille
Làm thế nào để biết bạn bị mụn hay bị ung thư da?
Không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng nhưng có một số dấu hiệu mà nốt mụn trên da có thể tiềm ẩn nhiều điều đáng lo ngại hơn:
– Nó c.hảy m.áu một cách tự phát
– Nó ngày càng lớn hơn
– Khi bạn nặn thì không có gì tiết ra hết
Khi nào nên đi khám?
Nói chung, nên đi kiểm tra nếu một nốt trên da không mất đi sau hơn 2 tuần. Và nếu bạn cảm thấy lo lắng thì khám sớm sẽ tốt hơn nhiều so với khám muộn.
Dù vậy, hãy nhớ rằng, một cục u dai dẳng trên da không lúc nào cũng đồng nghĩa với việc bạn bị ung thư da. Tiến sĩ Goldenberg cho biết: “Đó có thể chỉ là một loại u nang lành tính”. Dù thế nào, bạn vẫn nên đi khám để biết chắc chắn.
Theo lời khuyên của Miller, bạn nên kiểm tra da toàn bộ cơ thể mỗi năm một lần. “Thực sự bạn cần làm như vậy”, cô nhấn mạnh.
Theo Helino