Vốn là thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, bí ngô hay bí đỏ còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y. Điều đáng nói, thực phẩm này cũng giúp bạn sở hữu làn da siêu đẹp, nhất là vào mùa thu – đông.
Bí ngô – Thực phẩm giúp da siêu đẹp còn là thuốc quý trong Đông y
Là người Việt Nam, có lẽ không ai là không biết đến thực phẩm mang tên bí ngô. Với thời tiết khí hậu nhiệt đới, chỉ cần một chút đất vườn đủ để cây leo bò, bạn có thể trồng bí ngô siêu dễ dàng. Không chỉ làm thực phẩm cực ngon, giúp da đẹp mịn màng, bí ngô còn là thuốc quý được Đông y vô cùng trọng dụng. Nhất là vào mùa thu – đông, thưởng thức món ăn từ bí ngô cũng giúp bạn bồi bổ, tăng cường sức khỏe, giúp đẹp da đến bất ngờ.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, bí ngô hay còn gọi là bí đỏ, nam qua có cùi ngọt, tính ấm, ổ thần kinh, điều hoà tỳ vị, bổ khí lực, nhuận tràng nên vẫn được dùng để chữa nhức đầu, suy nhược thần kinh, chữa viêm màng não, cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi… Bí ngô cũng rất bổ m.áu, do đó sẽ giúp tăng cường hồng cầu, giúp da dẻ hồng hảo hơn.
Trong hạt bí ngô có 5,54% nước, 33,9% protit, 39,57% lipit, 2% gluxit, 15,06% xenluloza. Những khoáng chất và vitamin này đều cần thiết cho sức khỏe của bạn nói chung, cực tốt để nuôi dưỡng làn da bạn.
Chưa hết, bí ngô rất giàu carotene, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp bạn duy trì thể lực. Hạt bí ngô giàu chất physterol và những axit béo omega 3, omega 6 tốt cho sức khỏe. Bí ngô có tác dụng làm hạ độ đường huyết trong m.áu của bạn, vì vậy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bí ngô còn có tác dụng ngăn ngừa khả năng phát triển thành mãn tính của những người đã bị bệnh tiểu đường.
Bí đỏ rất giàu carotene, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp bạn duy trì thể lực.
Chữa bệnh từ bí ngô – Những bài thuốc ai cũng nên dắt túi vào mùa se lạnh, giao mùa khó chịu
Theo lương y Vũ Quốc Trung, bạn có thể chế biến bí ngô thành những món ăn thuốc hoặc bài thuốc chữa bệnh:
– Đau đầu, nhức đầu, chóng mặt: Bí ngô 100g, đuôi lợn 100g, lạc 40g. Tất cả đem hầm thật nhừ rồi ăn sẽ giúp chữa chứng đau nhức đầu hiệu quả.
– Hỗ trợ chữa viêm gan: Bí ngô 200g đem nấu cùng gan lợn 100g. Ninh thật nhừ rồi ăn như cháo.
Bí đỏ 200g đem nấu cùng gan lợn 100g. Ninh thật nhừ rồi ăn như cháo hỗ trợ trị bệnh viêm gan.
– Món ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Bí xanh 50-100g bí ngô xanh đem hầm với 50g thịt vịt, cho gia vị vừa đủ, ăn trong nhiều ngày.
– Người bị rối loạn mỡ m.áu: Lấy 1/4 quả bí ngô đem gọt sạch vỏ, thái nhỏ hình vuông, cho thêm 500ml nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi lọc bỏ phần bã bí đỏ rồi uống. Kết hợp đi bộ mỗi ngày sau khi uống nước này mỗi sáng sẽ đem lại hiệu quả chữa rối loạn mỡ m.áu tích cực.
– Trị đau lưng: Vỏ quả bí ngô 60g, rễ cây bông 60g. Cả hai nguyên liệu đem rửa sạch, sắc uống ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau mỏi lưng nhanh chóng. Hoặc bạn có thể sử dụng vỏ quả bí ngô già 30g, rễ cây lau 30g và hương nhu 15g, đem rửa sạch, sắc uống mỗi ngày 2 lần.
Ngoài vỏ quả bí ngô, bạn có thể sử dụng hạt bí đỏ để chữa đau lưng bằng cách: Hạt bí ngô 40g, lá cây lạc 20g, đậu đỏ loại nhỏ 30g và gừng khô 3g. Tất cả đem sắc thành thuốc uống ngày 2 – 3 lần giúp giảm nhanh triệu chứng đau lưng mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
Ngoài vỏ quả bí đỏ, bạn có thể sử dụng hạt bí đỏ để chữa đau lưng.
– Tẩy giun: Bạn hoàn toàn có thể tẩy giun nhờ hạt bí ngô mà không phải sử dụng bất cứ loại thuốc nào bằng cách dùng bí đỏ ăn sống hoặc rang hạt bí đỏ rồi kết hợp dùng cùng thuốc tẩy giun sẽ đem lại hiệu quả tẩy giun cao hơn. Trẻ nhỏ thường xuyên ăn hạt bí đỏ cũng giúp ngăn ngừa chứng giun sán. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý liều lượng, tốt nhất là tham khảo ý kiến chuyên gia đông y trước khi dùng.
Ngoài ra, chị em phụ nữ muốn sở hữu làn da mượt mà như nhung và tràn đầy sức sống hãy tăng cường ăn bí ngô hàng ngày. Bạn có thể chế biến bí đỏ thành nhiều món ăn làm đẹp da như bí đỏ hầm với đậu xanh, chân giò, thưởng thức sữa bí đỏ, ăn hạt bí ngô rang hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý về liều lượng vì có thể khiến bạn tăng cân trông thấy.
Theo Helino
Khổ sở vì mẩn ngứa cả đêm do bệnh viêm da cơ địa
Mùa thu đông, nhiều người khổ sở vì mần ngứa cả đêm do viêm da cơ địa. Với những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng khó chịu này.
Để phòng chống bệnh viêm ngứa da trong mùa đông cần giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Ảnh minh họa
Cả đêm mất ngủ vì da nổi mẩn ngứa
Chị Nguyễn Thị Vy (ở Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, không hiểu vì sao từ khi bắt đầu vào mùa thu đông, cơ thể chị hay bị ngứa. Da chị khô, ngứa, càng gãi thì vết mẩn ngứa lại càng lan rộng. Toàn thân chị ngứa râm ran như kiến đốt, nhiều khi ngứa ngáy khó chịu đến mức mất ngủ vì tay liên tục gãi. Gãi suốt ngày đến mức bắp chân và bắp tay đầy các vết xước, bật cả m.áu. Khi đi khám da liễu, bác sĩ nói chị bị viêm da cơ địa.
Chung cảnh như chị Vy, anh N.T.K đi khám khi hai bàn chân có nhiều nốt mẩn đỏ, thậm chí còn bị phồng mụn nước. Tự ý mua thuốc về bôi khiến cho tình trạng ngày nặng lên, anh mới vào viện kiểm tra. Kết quả anh bị viêm da cơ địa, bác sĩ đã kê cho một số thuốc uống và bôi. Vừa kết hợp dùng thuốc và chăm sóc da, bệnh của chị đã cả thiện, không còn ngứa trầm trọng như trước.
BS Đinh Doãn Thạch (BV Da liễu Hà Nội cơ sở 2) cho rằng, thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Ngoài các bệnh nhân đến khám do bị zona, kiến ba khoang đốt, nhiều trường hợp bị viêm da cơ địa… Viêm da cơ địa là bệnh bùng phát từng đợt theo chu kì nhất là khi thời thiết thay đổi, vào mùa thu đông. Bệnh rất dễ trở thành mạn tính, điều trị khó khăn và việc chăm sóc da cần đặc biệt.
Ở giai đoạn bệnh nhẹ có thể chỉ có một vài biểu hiện như mề đay, da nổi phát ban, mảng sẩn đỏ tùy kích cỡ, ngứa dị ứng… Thường nhiều người khi thấy vậy là tự ý mua thuốc, kem dưỡng ẩm sử dụng làm cho tình trạng nặng hơn.
Viêm da cơ địa không phải bệnh quá nguy hiểm. Nhưng người bệnh khi bị viêm da thường ngứa ngáy rất khó chịu. Người bệnh thường hay gãi làm trầy xước da. Có trường hợp ban ngứa, mề đay làm tổn thương niêm mạc ruột gây đau bụng dữ dội, thậm chí gây phù nề thanh phế quản làm suy thở cấp, có thể dẫn tới t.ử v.ong.
Có nhiều người lo sợ bệnh viêm da cơ địa khi tiếp xúc với nhau sẽ bị lây. Chuyên gia da liễu cho rằng, bệnh không lây nhiễm từ người bệnh sang người khác. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có tính di truyền. Ở trong nhà đã có người thân bị bệnh viêm da cơ địa thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này ở con cái là rất cao.
Cách đơn giản đẩy lùi viêm da cơ địa
Lương y đa khoa Nguyễn Thanh Thúy, Đông y Ích Thọ Đường (Hà Nội) cho biết, viêm da cơ địa do tạng phủ mất cân bằng âm dương gây ra nhiệt tịnh. Người bệnh thường mát ở bên ngoài nhưng nóng ở bên trong. Nhiệt tích ở bên trong nên gây ra các triệu chứng viêm da.
Trong Đông y, để đẩy lùi những cơn mẩn ngứa da có thể dùng các vị thuốc giúp thanh nhiệt, tiêu viêm đơn giản tại nhà mang lại hiệu quả cao, an toàn, không tác dụng phụ. Các bài thuốc này có tác dụng làm cho âm dương tạng phủ cân bằng, đào thải nhiệt độc ra khỏi cơ thể giúp điều trị hiệu quả và hạn chế tái phát. Chẳng hạn như:
Quả ké (thương nhĩ tử): Sao cháy gai chứ không dùng sống vì không có tác dụng. Loại này dùng với lượng 8 – 12gr/ người lớn. Đun nước uống cho 200ml đun sôi kĩ còn 100ml nước thì gạn ra uống. Ngày đun uống 3 lần. Với trẻ nhỏ, tùy theo lứa t.uổi mà điều chỉnh liều lượng ít hơn.
Hoa, cành, lá kim ngân: Dùng đun nước uống với liều dùng người lớn từ 8 – 12gr. Cho 200ml nước đun sôi kĩ còn 100ml chắt ra uống. Ngày đun 3 lần.
Ngoài ra có thể kết hợp hai vị này với nhau.
Cây đơn đỏ: Dùng 8 – 12gr đun sôi uống như trên. Bên cạnh đó kết hợp cùng với đun để tắm. Tắm ngoài không kể liều lượng.
Có thể lấy 10 lá trầu không bánh tẻ rửa sạch rồi đun lấy nước tắm hằng ngày.
Để điều trị toàn thân lấy nắm lá lược vàng, rửa sạch giã nát và chắt lấy nước cốt uống ngày 3 lần. Chất kháng khuẩn và chống oxi hóa từ lược vàng giúp đẩy lùi viêm da cơ địa khá hiệu quả.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để giảm những đợt ngứa rát cần dùng thuốc uống chống dị ứng hoặc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Trong cách chăm sóc da mùa đông cần chú ý để tránh làm cho tình trạng ngứa, mẩn nặng nề hơn. Không nên tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng vì như vậy làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da khiến da trở nên khô, nứt nẻ. Nước tắm chỉ cần ấm, pha thêm chút muối.
Sữa tắm và dầu gội nên chọn theo lời khuyên của bác sĩ, các loại hóa chất và xà phòng tẩy rửa lạm dụng càng khiến tình trạng ngứa tăng. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm. Những trường hợp viêm da dị ứng lưu ý không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da. Quần áo nên chọn chất liệu cotton mềm mại.
Ngoài ra, để phòng chống bệnh viêm ngứa da trong mùa đông cần giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Uống đầy đủ nước hàng ngày từ 1,5 -2,5l/ngày.
Theo giadinh.net