Nếu như bạn áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt mà vẫn không thể giảm cân, rất có thể bạn mắc những sai lầm dưới đây.
Nghĩ rằng calo của các loại đồ ăn như nhau
Lượng calo trong thức ăn không giống nhau, cả tốt và không tốt đối với sức khỏe. Lượng calo trong rau quả rất tốt, nhưng lượng calo bạn hấp thụ sau khi ăn một chiếc hamburger lại hoàn toàn trái ngược. Lượng insulin do cơ thể giải phóng phụ thuộc nhiều vào loại calo hơn là lượng calo bạn tiêu thụ.
Chỉ lựa chọn đồ ít béo hoặc đồ cho người ăn kiêng
Chế độ ăn kiêng ít chất béo được coi là lựa chọn lý tưởng khi giảm cân, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Phần lớn số thực phẩm được xem là “tốt cho sức khỏe” này đều được thêm đường để ăn ngon hơn.
Thay vì giúp bạn no lâu, thực phẩm ít chất béo sẽ khiến bạn mau đói hơn và nên bạn càng ăn nhiều hơn. Do đó, hãy kết hợp nhiều loại thức ăn bổ dưỡng và hạn chế thức ăn chế biến sẵn.
Không ăn đủ protein
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất khi bạn đang giảm cân. Một chế độ ăn giàu protein giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn và tác động tích cực đến một số hormone điều chỉnh cân nặng, đồng thời giúp bảo vệ cơ bắp. Một nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn kiêng chứa khoảng 0,6 – 0,8 gram protein mỗi Ib sẽ kiểm soát cơn thèm ăn và cải thiện cơ thể.
Thiếu chất xơ trong chế độ ăn
Thêm đủ chất xơ sẽ giúp bạn giảm sự thèm ăn. Chất xơ cũng làm cơ thể hấp thụ ít calo hơn từ các loại thực phẩm khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tăng gấp đôi lượng chất xơ hàng ngày sẽ làm giảm đi 130 lượng calo hấp thụ. Bạn có thể bổ sung chất xơ bằng cách chuyển từ bánh mì trắng thông thường sang bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
Ăn quá thường xuyên, ngay cả khi không đói
Chúng ta thường được khuyên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Ăn khi và chỉ khi bạn đói là chìa khóa để giảm cân. Khi bạn ăn quá thường xuyên, kể cả ăn ít thì cũng vô tình dẫn đến cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều calo trong một ngày.
Nghe theo lời khuyên không được bỏ bữa sáng
Một lời khuyên khác mà chúng ta thường nghe là không được bỏ bữa sáng, kể cả khi chúng ta không thèm ăn. Lời khuyên này không chính xác hoàn toàn. Một nghiên cứu cho rằng, những người nhịn ăn sáng sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn vào bữa trưa. Tuy nhiên, khi tính toán lượng calo tiêu thụ trong cả ngày, người ta thấy họ tiêu thụ ít hơn trung bình 408 calo.
Sử dụng thức uống đóng chai
Những người giảm cân sẽ ngừng uống các loại đồ uống chứa đường. Nhưng họ vẫn uống các loại nước trái cây đóng hộp. Ngay cả nước trái cây nguyên chất 100% cũng khiến quá trình giảm cân của bạn tồi tệ đi. Ví dụ, 12 ounce nước ép không đường vẫn chứa 36gr đường, nhiều hơn trong 12 ounce nước có ga.
Chỉ ăn thực phẩm qua chế biến
Thủ phạm lớn nhất của béo phì là các loại đồ ăn phải chế biến nhiều. Theo nghiên cứu, thực phẩm qua chế biến đóng góp phần lớn cho bệnh béo phì ngày nay. Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của mình, tốt nhất là đi tìm thực phẩm toàn phần (chưa qua chế biến) vì bạn sẽ khó để tiêu thụ quá nhiều loại thức ăn này.
Loại bỏ hoa quả khỏi chế độ ăn
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ăn nhiều nhưng lại không ăn hoa quả tươi sẽ khiến giấc mơ giảm cân của bạn không bao giờ thành sự thực. Các loại hoa quả tốt nhất để giảm cân là lê, táo, bưởi và dưa hấu.
Khi mua sắm, chỉ mua những thực phẩm có thể ăn hết trong một lần. Dự trữ đồ trong tủ lạnh một cách không cần thiết sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn dự định.
Theo VTC
Được làm vì người nghèo, cuối cùng thứ này chỉ người giàu mới dám mua
Bệnh nhân tiểu đường cần insulin để sống sót. Do giá tăng mạnh, nhiều bệnh nhân tiểu đường đang phải vật lộn để mua thuốc cứu chữa mạng sống của họ.
Nhiều người ở Hoa Kỳ không thể mua được insulin do giá trung bình cho một lọ insulin là khoảng 285 USD (hơn 6,6 triệu VND). Hầu hết bệnh nhân tiểu đường cần hai đến bốn lọ mỗi tháng. Vấn đề là, giá insulin luôn luôn ở mức rất cao và không dễ dàng mua được.
Không có insulin, một loại hormone thiết yếu điều chỉnh lượng đường trong m.áu, cơ thể bạn không thể điều chỉnh lượng glucose đi vào tế bào và các tế bào của bạn sẽ “chết đói”. Các nhà nghiên cứu y tế, người đã cấp bằng sáng chế cho phát minh vào năm 1923, vốn mong muốn insulin có giá cả phải chăng cho cả những người nghèo nhất mắc bệnh tiểu đường. Nhưng thực tế thì không hề như vậy.
Năm 1923, nhà vật lý và sinh lý học Frederick Banting đã khám phá ra “vị cứu tinh” cho căn bệnh tiểu đường – insulin ngày nay – nhưng ông từ chối dùng tên mình đặt cho phát minh vì Frederick không muốn k.iếm t.iền từ sản phẩm liên quan tới tính mạng của con người.
Hai đồng nghiệp của ông, James Collip và Charles Best, cùng nhau đi đến thống nhất bán toàn bộ nghiên cứu cho Đại học Toronto với giá 1 USD (23.000 VND) với mong muốn tất cả bệnh nhân đều có thể mua được sản phẩm.
Gần đây nhất là khoảng 15 năm trước, Insulin vẫn còn là một loại thuốc cũ nhưng mức giá khi đó đã tăng một cách chóng mặt. Khi một loại thuốc đã có mặt trên thị trường đủ thời gian, bằng sáng chế của nó sẽ hết hạn, chấm dứt sự thống trị trên thị trường và mở ra cơ hội cạnh tranh chung. Điều này vốn là hy vọng duy nhất giúp đẩy mức giá đi xuống.
Nhưng những gì xảy ra với insulin thực sự đi ngược lại những kỳ vọng của chúng ta khi loại thuốc cũ này đang trở nên ngày một đắt đỏ. Hiện nay chỉ có ba công ty sản xuất insulin và tất cả thương hiệu dường như liên tục “bắt tay” nhau tăng giá, với tốc độ và bước giá cực kỳ giống nhau, dù các nhà sản xuất đã nói rằng họ đặt giá độc lập.
Insulin đã tăng đều đặn từ 4,34 USD/ mililit (mL) vào năm 2002 lên 12,92 USD/ mL vào năm 2013. Mức giá trên buộc các bệnh nhân tiểu đường phải chi trung bình 5.705 USD (hơn 130 triệu VND) mỗi năm cho Insulin, tăng gấp đôi so với 2.841 USD vào năm 2012.
Vậy những mức giá tăng vọt này được xác định như thế nào? Không có giới hạn về mức giá có thể được đặt ra cho các loại thuốc và họ không phải tiết lộ cách họ đặt giá. Thể chế hiện tại hoàn toàn không giới hạn mức giá, kể cả giá trần hay giá sàn của một sản phẩm thuốc bất kỳ, các hãng dược phẩm cũng không cần chứng minh cấu thành giá của mình có hợp lý hay không.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ là cơ quan quyền lực nhất trong bộ máy chính phủ Mỹ về vấn đề y dược, nhưng FDA cũng chỉ có thể quản lý về mặt phân phối, bảo hộ, bản quyền… chứ không được can thiệp vào giá của doanh nghiệp.
Medicare – Cơ quan chính phủ Mỹ chuyên cung cấp dịch vụ sức khỏe cho người dân trên 65 t.uổi, thậm chí còn bị cấm “thương lượng giá cả” với các hãng dược đang kinh doanh. Môi trường “không kiểm soát” này khiến không chỉ giá của Insulin gia tăng liên tục trong những năm qua.
Theo Eva