Sưng đau ở ngón tay đi khám ra u tế bào khổng lồ

U tế bào khổng lồ thường gặp ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và đầu dưới xương cùng và xương quay. Tuy nhiên, nữ bệnh nhân L.T.H, 35 t.uổi (Giảng Võ, Hà Nội) đến khám thấy khối u này ở vị trí ít gặp.

sung dau o ngon tay di kham ra u te bao khong lo bd8075

Hình ảnh u ở ngón tay.

Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 4 tháng nay, bệnh nhân thấy đau ở ngón tay trái thứ 2, sưng và có cảm giác đau khi vận động. Nắm được tình hình đó, BS Đoàn Thu Hương – Chuyên Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec thăm khám và chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm cùng kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết.

Kết quả cho thấy trên hình ảnh siêu âm và chụp X-quang xuất hiện khối u kích thước 13×7x13mm, hình ảnh xương dưới khối u bị lõm. Chọc hút tế bào phần mềm bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm làm tế bào học. Kết quả có nhiều tế bào khổng lồ nhiều nhân.

Trước kết quả bất thường đó, bệnh nhân đã được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa và có kết quả giải phẫu bệnh trùng khớp với kết quả tại Medlatec.

Bác sỹ Hương cho biết: U tế bào khổng lồ chiếm khoảng 5-10% trong số các khối u xương và chiếm đến 20% trong số các loại u xương lành tính. U tế bào khổng lồ ở xương được hình thành từ những khiếm khuyết về mạch m.áu xuất huyết tại chỗ trong xương. Kết hợp với sự tác động của một vài yếu tố khác khiến các tế bào bạch cầu đơn nhân biến đổi thành các tế bào khổng lồ và hủy cốt bào.

Bệnh này hay gặp nhất ở người trẻ trong độ t.uổi từ 25-40, đặc biệt là ở những người thuộc độ t.uổi 30. U tế bào khổng lồ gặp ở nữ giới cao gấp khoảng 1,3 – 1,5 lần so với nam giới.

Thông thường khi mắc u tế bào khổng lồ ở giai đoạn sớm lúc khối u còn nhỏ, người bệnh hầu như chưa có triệu chứng rõ rệt. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì tổn thương phá hủy vỏ xương và kích thích màng xương sẽ có thể gây gãy xương bệnh lý. Người bệnh cảm thấy đau từ từ, tăng dần về cường độ và có thể sờ thấy u xương hoặc u mềm tại vị trí thương tổn.
Ở những vị trí khác nhau sẽ có nhưng biểu hiện khác nhau:

– U tế bào khổng lồ ở gần khớp sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau, hạn chế vận động, thậm chí tràn dịch khớp.

– U tế bào khổng lồ tại cột sống gây đau thắt lưng, đau cột sống cổ kèm triệu chứng kích thích rễ.

Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh bị u tế bào khổng lồ có triệu chứng ban đầu là gãy xương bệnh lý. Vì vậy, khi thấy cơ thể sưng đau bất thường cần đi khám ngay.

Theo infonet

Bệnh xương khớp dân văn phòng: Giải pháp từ thuốc Đông y thế hệ 2

Bệnh xương khớp hiện nay dân văn phòng có tỉ lệ mắc khá cao. Không điều trị và phòng ngừa sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

benh xuong khop dan van phong giai phap tu thuoc dong y the he 2 7385d3

Bệnh xương khớp ở dân văn phòng – Giải pháp từ bài thuốc Đông y thế hệ 2

Những bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng

Dân văn phòng do đặc thù công việc nên thường phải ngồi lâu, giữ nguyên tư thế, ít vận động. Vì thế dễ mắc các bệnh xương khớp như đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng, hội chứng ống cổ tay…

Thông thường độ t.uổi trung bình bị thoái hóa khớp là 45 – 50 t.uổi. Nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang t.uổi 35 đã gặp những triệu chứng của bệnh xương khớp.

Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường mắc là:

Đau vai gáy – cột sống

Theo thống kê có đến 60% bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cơ, xương, khớp (đau lưng, vai và cổ) là người làm văn phòng do ngồi làm việc sai tư thế.

Một biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, đau cô hoặc cảm giác căng sau gáy, mỏi lưng. Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động có nguy cơ thoái hóa cột sống khi có t.uổi.

Ngoài ra, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng sẽ đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.

Hội chứng ống cổ tay

Làm việc tại bàn giấy, sử dụng chuột máy tính nhiều giờ liền khiến cổ tay tì vào cạnh bàn, chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay là nguy cơ gây ra hội chứng ống cổ tay.

Để ngăn ngừa hội chứng này, cần giảm lực vận động cổ tay nếu không cần thiết và thư giãn cổ tay. Khi làm việc, nhớ chú ý đến vị trí của vai và cánh tay, bởi chúng cũng ảnh hưởng đến cổ tay trong lúc làm việc.

benh xuong khop dan van phong giai phap tu thuoc dong y the he 2 4c9972

Dân văn phòng thường mắc phải hội chứng ống cổ tay hay hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa.

Thoái hóa xương khớp

Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên, ít đứng lên đi lại về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh.

Phòng ngừa bệnh xương khớp cho dân văn phòng

Đầu tiên là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:

Dân văn phòng nên ăn những thực phẩm giàu canxi và các loại rau củ quả có chứa vitamin nhóm B, vitamin C, E, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các bệnh thoái hóa.

Luôn có ý thức tập thể dục, thể thao:

Hoạt động chân tay liên tục để góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Giữa giờ làm, người làm việc văn phòng nên tạo thói quen đứng lên đi lại vài phút. Mỗi ngày, nên xây dựng thói quen tập thể dục khoảng 30 phút, vừa giúp phòng ngừa bệnh xương khớp vừa tốt cho sức khỏe.

Việc vận động giúp m.áu huyết lưu thông, tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Vận động làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp giúp bảo vệ bạn khỏi những bệnh xương khớp.

benh xuong khop dan van phong giai phap tu thuoc dong y the he 2 0c1075

Tập luyện thể dục thể thao là giải pháp phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả

Nghỉ ngơi để phục hồi đau mỏi

Khi cơ thể đau mỏi, tốt nhất là nên nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định và phục hồi, không nên tập luyện nhiều. Sau thời gian nghỉ ngơi phục hồi, bạn nên tập luyện lại với cường độ tăng dần để cải thiện sự dẻo dai của xương khớp.

Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương. Ngoài ra, nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

Bạn cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn m.áu và cứng khớp.

Nên kết hợp Đông – Tây y khi điều trị bệnh xương khớp

Ngoài việc kiểm soát cơn đau bằng các loại thuốc giảm đau, chống viêm Tây y, bệnh nhân nên dùng thêm các loại thuốc Đông y nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm (bởi các loại thuốc chống viêm không nên dùng lâu).

Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài, phù hợp với các bệnh lý xương khớp mạn tính. Không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh, thuốc Đông y còn tác động vào cả nguyên nhân, giúp bệnh ít hoặc không tái phát.

Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả chưa được đ.ánh giá cao. Tuy hiếm nhưng cũng có bài thuốc gia truyền có hiệu quả thực sự.

Thuốc Đông Y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy GMP-WHO và thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.

Khánh Ngô

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *