Với những người mới tập gym, cơ thể chưa quen với sự vận động cơ bắp nên dễ dẫn đến đau cơ, làm thế nào để hạn chế tối đa?
Luyện tập đúng kỹ thuật có thể tránh được các vấn đề về căng cơ và khớp – Ảnh: Internet
Làm gì để tránh bị đau cơ?
Khởi động kỹ
Trước khi bắt đầu chơi một môn thể thao nào đó, bạn cần thực hiện bài khởi động thật nghiêm túc với một thời gian (5 – 10 phút). Khởi động trước khi tập luyện giúp các cơ giãn ra và không ảnh hưởng gì đến các cơ bắp. Khởi động chính là một bài tập ở cường độ nhẹ, ví dụ như chạy bộ chậm, nhảy dây hoặc nâng các vật nhẹ. Khởi động giúp các cơ bắp chuẩn bị sẵn sàng cho các bài tập về sau bởi m.áu sẽ lưu thông nhiều hơn tới các cơ khi khởi động.
Uống nhiều nước
Sự mất nước trong khi chơi thể thao có thể dẫn tới tình trạng các cơ kiệt sức và mệt mỏi. Để tạo năng lượng và loại bỏ những chất độc trong cơ thể, các tế bào của chúng ta cần có đủ nước. Không có đủ nước, cơ thể dễ mệt mỏi và chậm chạp.
Trong khi chơi thể thao, cứ 15 phút bạn nên uống nước 1 lần và mỗi ngày uống nhiều hơn 1,5 lít nước. Nước giúp điều chỉnh thân nhiệt, bôi trơn khớp và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn không uống nước, cơ thể bạn không thể tập luyện hết khả năng và bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức cơ, chóng mặt hoặc các dấu hiệu khác nặng hơn.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi 48 tiếng giữa những bài tập của cùng một nhóm cơ. Chẳng hạn, nếu bạn chạy bộ, bạn hoạt động chủ yếu ở thân dưới. Hãy nghỉ ngơi 2 ngày để những cơ ở phía thân dưới được nghỉ trước khi quay lại luyện tập.
Không dành thời gian để cơ bắp nghỉ ngơi sẽ gây tổn thương cơ bắp nhiều hơn là phát triển cơ. Vậy nên hãy nghỉ ngơi và như thế cũng tránh được tình trạng đau cơ sau khi chơi thể thao. Hãy để cho cơ bắp của bạn có thời gian phục hồi, để nó thích nghi với trạng thái tĩnh sau khi tập luyện nhiều.
Tập luyện đúng kỹ thuật
Sai động tác cũng là một trong những nhân tố chính gây đau nhức cơ bắp, kỹ thuật sai, non yếu, nhất là khi mới luyện tập. Nếu bạn tập luyện ở phòng tập gym hoặc một câu lạc bộ, hãy hỏi huấn luyện viên về cách sử dụng các loại máy cũng như các kỹ thuật luyện tập. Luyện tập đúng kỹ thuật có thể tránh được các vấn đề về căng cơ và khớp.
Tập luyện đúng khả năng
Đừng nóng lòng tăng cường độ luyện tập, hãy tập luyện một cách từ từ. Theo thời gian, chúng ta mới bắt đầu tăng khối lượng bài tập của mình lên.
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Một chế độ ăn uống phù hợp là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc tập gym cũng như hạn chế tình trạng đau nhức, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn. Bạn nên bổ sung thêm thịt gà, thịt bò, cá, trứng và các loại đầu để bổ sung lượng protein dung nạp vào cơ thể giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế các loại đồ uống như bia, rượu và chất kích thích.
Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ sâu và đủ giấc sẽ giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc và tập luyện căng thẳng, mệt mỏi. Dù bạn có nhiều việc cần làm trong ngày nhưng bạn cần cho cơ bắp được nghỉ ngơi, ngủ từ 7 – 8 tiếng/ 1 đêm.
Lưu ý: Nếu cơn đau nhức cơ khi tập gym không thuyên giảm sau 4 tuần luyện tập và đã áp dụng các biện pháp giảm đau trên thì bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia thể hình để họ giúp đỡ bạn nhé. Không nên cố gắng chịu đựng mà gây tổn thương nặng hơn cho cơ thể.
Thu Thủy
Theo motthegioi
Tập gym sai cách gái trẻ đứt cơ bụng: Cảnh báo điều gì cho người tập?
Mới đây, một cô gái trẻ đã gặp phải tai nạn hi hữu khi tập gym sai cách, dẫn tới phải cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng bị đứt cơ bụng. Theo chuyên gia, tập gym sai kỹ thuật có thể gặp nhiều chấn thương nguy hiểm.
Theo đó, cô gái trẻ tên H.T.K.B, sinh năm 1989, trú tại xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới đã được người nhà đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, quanh rốn vì tập gym sai cách.
Tập gym giảm cân, cô gái phải nhập viện vì đứt cơ bụng thẳng. Ảnh minh họa.
Sau khi tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm, siêu âm và chụp phim CT scanner ổ bụng, các bác sĩ đã phát hiện ra cô gái bị rách cơ thẳng bụng 2 bên, vị trí nằm dưới rốn có kích thước khoảng 32×15 mm.
Tiến hành hội chẩn, các bác sĩ tại bệnh viện đã quyết định phẫu thuật cấp cứu nối lại cơ thẳng bụng hai bên cho bệnh nhân nữ này.
Người nhà cô gái cho biết, trước đó B. có đi tập gym để giảm cân, tuy nhiên khi về tới nhà thì bị đau bụng dữ dội nên nhanh chóng được gia đình đưa đi cấp cứu. Hiện sức khỏe của của cô gái đã ổn định và được bác sĩ cho phép ra viện sau hơn 20 ngày điều trị.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết đây là trường hợp chấn thương đặc biệt hiếm gặp và chắc hẳn cô gái đã chịu một lực lớn tác động mới gây ra tình trạng đứt cơ thẳng bụng như vậy. Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người khi đi tập gym nên tập vừa sức, không nên vì mong muốn giảm cân mà tập quá sức mình.
Chấn thương là hiện tượng khó tránh khỏi khi bạn tham gia các môn thể dục thể thao. Đặc biệt, thể hình là bộ môn gây chấn thương khá nhiều nếu tập luyện không đúng phương pháp.
Một số nguyên nhân chính gây chấn thương khi tập gym như tập quá sức, quá lâu, sai tư thế và sáng tạo ra những động tác không phù hợp. Khởi động quá ít hoặc không khởi động cũng là một trong những lỗi sai khiến cơ bắp dễ bị tổn thương.
Những chấn thương trong thể hình thường gặp
Khi tập luyện thể thao nói chung và thể hình nói riêng, bạn không nên nôn nóng. Trong quá trình tập, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tập liên tục, không ngừng nghỉ dẫn đến kiệt sức, dễ chấn thương. Thoát vị đĩa đệm là chấn thương nguy hiểm dễ gặp phải nhất do tập sai cách.
Tập gym sai kỹ thuật có thể gặp nhiều chấn thương nguy hiểm. Ảnh: Internet.
Chuột rút: Là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không thể tiếp tục cử động. Mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
Rách cơ: Đây cũng là hiện tượng hư hỏng sợi cơ như trường hợp căng cơ nhưng đau và sưng nặng hơn. M.áu c.hảy bên trong cơ thường thành cục m.áu đông.
Đứt dây chằng: Tình trạng dây chằng bị căng quá mức khi có áp lực nặng đè lên khiến hai đầu khớp mở ra quá mức hoặc do xoay khớp đột ngột dẫn đến đứt dây chằng. Chấn thương thường xảy ra nhất ở đầu gối và mắt cá chân.
Viêm gân: Gân là phần kéo dài của cơ tới tận xương. Nó chuyển lực của cơ xuống khớp và tạo nên vận động. Chúng có đặc tính mềm dẻo rất riêng biệt tạo nên sự đàn hồi giống như cơ, giảm tối đa các nguy cơ đứt khi có vận động đột ngột. Khi viêm gân vùng tổn thương có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ rất đau, các động tác co cơ chủ động của gân đau tăng lên.
Thoát vị đĩa đệm: Là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Bệnh gây đau thắt lưng và vai gáy, cổ.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc