Mồng tơi là loại rau phổ biến, được dùng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng tuyệt vời của loại rau này đối với sức khỏe.
Rau mồng tơi có tên khoa học là Basella rubra Lin. Cả Đông y và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát m.áu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.
Mồng tơi mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe (Ảnh Soha)
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra răng, mồng tơi có chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa rất nhiều bệnh. Dưới đây là những công dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe.
Giảm cholesterol
Chất nhầy trong rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cả cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, do đó sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Những người béo phì nếu muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.
Làm đẹp da
Rau mồng tơi được ví như một loại mỹ phẩm thiên nhiên lành tính đối với làn da. Loại rau này có khả năng chống lão hóa cho da, giúp khí huyết lưu thông nhờ có vitamin C và các chất chống oxy hóa. Nước cốt rau mồng tơi giúp làm mờ vết nhăn, cung cấp độ ẩm cho da. Để làm đẹp da, ngoài ăn nhiều rau mồng tơi hàng ngày, bạn cũng có thể sử dụng chúng như một loại mặt nạ sử dụng thường xuyên để tăng công hiệu.
Trị táo bón
Thường xuyên ăn mồng tơi có thể giúp bạn trị táo bón hiệu quả (Ảnh minh họa)
Lượng chất xơ dồi dào có trong rau mồng tơi giúp ngăn ngừa táo bón, giúp nhuận tràng và làm cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Để tăng công hiệu của rau mồng tơi tốt nhất bạn hãy thường xuyên ăn loại rau này. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cùng các thực phẩm tươi ngon gia tăng thêm hương vị món ăn lại cải thiện tình trạng sức khỏe.
Tăng cường bản lĩnh phái mạnh
Rau mồng tơi chứa rất nhiều dưỡng chất tăng cường hormone nam giới, giúp phái mạnh cải thiện “chuyện ấy”. Để tăng công hiệu của rau mồng tơi bạn có thể kết hợp cùng rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng y.ếu s.inh l.ý ở nam giới hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng mồng tơi để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ trong ra ngoài bằng cách sau: Lấy lá mồng tơi giã nát cùng vài hạt muối rồi đắp vào chỗ trĩ sưng sẽ giúp sát khuẩn, giảm sưng tấy. Mặt khác, hãy thường xuyên nấu canh mồng tơi cá diếc và nhớ ăn cả nước lẫn cái để tác dụng của rau mồng tơi phát huy tốt nhất.
Ngăn ngừa ung thư
Ăn mồng tơi giúp ngăn ngừa sự phái triển của các tế bào ung thư (Ảnh minh họa)
Bổ sung rau mồng tơi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là biện pháp hữu hiệu giúp bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Các vitamin A, các sắc tố beta carotene, zeaxanthin, carotenoid và lutein trong rau mồng tơi có khả năng chống lại các gốc tự do có hại. Vì thế mà có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
Duy trì huyết áp ổn định
Các chất kali, mangan, đồng, canxi và magie là các thành phần rất quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Việc ăn rau mồng tơi thường xuyên sẽ giúp huyết áp của bạn duy trì sự ổn định.
Theo giadinhvietnam
Rau mồng tơi chữa y.ếu s.inh l.ý, đau xương khớp, tiểu đường
Rau mồng tơi quá quen thuộc với bữa ăn của người Việt Nam mà ít người biết đây còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều bệnh rất hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Rau mồng tơi chứa protein, ít chất béo; đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt 3.2mg, đồng, magie, selen, vitamin A, B1, B2, C, E, caroten… Đặc biệt, mồng tơi chứa chất nhầy pectin tác dụng phòng chữa nhiều bệnh, giúp nhuận tràng, chống béo phì, rất thích hợp cho người có mỡ m.áu và đường m.áu cao. Tác dụng trừ thấp nhiệt, chống mỏi mệt, háo khát, bứt rứt khi lao động ngoài trời nắng.
Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát m.áu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.
Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh. Chất nhầy pectin có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong m.áu.
Sau đây là một số công dụng của rau mùng tơi đối với sức khỏe:
Trị bệnh trĩ: Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái).
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Ảnh minh họa: Internet
Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, có làn da hồng hào, tóc đen mượt.
Trị núm vú sưng: Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.
Loại rau tốt cho người tiểu đường: Rau mồng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường m.áu cao.
Trị đái dắt: Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh đái dắt.
Trị tiểu buốt: Hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái). Ảnh minh họa: Internet
Làm đẹp da: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa y.ếu s.inh l.ý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng y.ếu s.inh l.ý ở nam giới hiệu quả.
Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1- 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng y.ếu s.inh l.ý ở nam giới hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet
Giảm chất béo, cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong m.áu cao.
Trị hơi thở nóng khó chịu: Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa.
Chữa ra m.áu cam: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên ra m.áu, m.áu sẽ cầm ngay.
Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay 2 – 3 lần.
Nhức đầu do đi nắng: lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong