Phụ nữ Ý trẻ trung, sống thọ nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí quyết giữ gìn xuân sắc và sống thọ của phụ nữ Ý là ăn uống chất lượng, có đủ protein, vitamin A, axit folic và vitamin C, đồng thời, tiêu thụ nhiều loại rau có đặc tính chống oxy hóa.

phu nu y tre trung song tho nho che do dinh duong hop ly 836bfb

Phụ nữ Ý tiêu thụ nhiều rau xanh và rau lá xanh có chứa axit folic – Ảnh: Istock

Theo lecconotizie.com, chuyên gia dinh dưỡng người Ý Manuela Mapelli đã chia sẻ về cách bảo vệ cơ thể khỏi bị lão hóa sớm. Theo vị chuyên gia này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò tối quan trọng trong việc giữ gìn t.uổi trẻ.

Theo thống kê, phụ nữ ở Ý sống trung bình tới 85 t.uổi, trong khi độ t.uổi của nam giới không quá 81. Các chuyên gia quyết định tìm hiểu những gì cho phép phụ nữ Ý trông khoẻ đẹp hơn những phụ nữ khác trên khắp thế giới.

Hóa ra, phụ nữ Ý ăn uống chất lượng hơn và tốt hơn, có đủ protein, vitamin A, axit folic và vitamin C, đồng thời, họ cũng tiêu thụ nhiều loại rau có đặc tính chống oxy hóa.

Và phụ nữ Ý cũng uống ít rượu, hầu như không hút thuốc, không uống đồ uống ngọt có gas và đấy là chưa kể đến một ưu điểm của phụ nữ Ý là họ thích tự nấu bữa ăn từ các sản phẩm chất lượng và đã được chứng minh là an toàn.

Đối với những người tìm cách chống lại sự lão hóa sớm của cơ thể, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung protein có nguồn gốc từ thịt hoặc cá vào thực đơn hàng ngày. Điều này sẽ giúp duy trì khối lượng cơ bắp đầy đủ. Cũng nên tiêu thụ nhiều rau xanh và rau lá xanh có chứa axit folic, các sản phẩm từ sữa cho phép cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, axit amin và canxi.

Đặc biệt, không bỏ bê bữa sáng, cần bổ sung thêm vào bữa sáng các thực phẩm như nước ép tươi từ bưởi,10 loại hạt, tốt nhất là hạnh nhân. Chế độ ăn uống đơn giản này sẽ cho phép cơ thể nhận được liều vitamin C, omega-3, muối khoáng, canxi và chất chống oxy hóa cần thiết.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe

Hưởng ứng Ngày Lương thực thế giới (16-10) và Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển (từ 16 đến 23-10), Bộ Y tế kêu gọi mọi người dân thực hiện dinh dưỡng hợp lý, bởi vì “dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe”. Bên cạnh đó là duy trì một lối sống tích cực và các hoạt động tăng cường thể lực.

chu quan khi tieu chay co gai tre bi ung thu ruot khi moi 29 tuoi 05a3d1

Khám, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho t.rẻ e.m tại Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Thông điệp của Ngày Lương thực thế giới năm nay là “Hành động hôm nay, tương lai ngày mai; xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh vì một thế giới không còn nạn đói”. Với thông điệp này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi các cấp, các ngành và toàn xã hội hãy chung tay, góp sức, cùng hành động nhằm giúp cho tất cả mọi người có cơ hội dễ dàng tiếp cận hơn với chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, với chi phí hợp lý.

Đồng thời kêu gọi mọi người hãy nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng thực hành đúng về dinh dưỡng, khuyến khích tạo nguồn thực phẩm an toàn trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại, không chỉ cho hôm nay mà cho cả các thế hệ tương lai sau này. Đây cũng là một giải pháp căn bản để giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng. Theo ước tính của FAO, hiện nay trên thế giới có hơn 800 triệu người đang không đủ ăn, song cũng có hơn 600 triệu người lớn và 120 triệu t.rẻ e.m (độ t.uổi từ 5 đến 19) lại đang trong tình trạng béo phì…

Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe cộng đồng, những thay đổi về chế độ ăn trong thời gian gần đây còn chính là nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.

Những năm qua, Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, nhờ đó đời sống của người dân được cải thiện về mọi mặt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) t.rẻ e.m giảm đáng kể và bền vững; tình hình an ninh lương thực, thực phẩm và bữa ăn của người dân được cải thiện rõ rệt. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đ.ánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, nhất là việc giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở t.rẻ e.m dưới năm t.uổi. Tuy vậy, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển của mình, trong đó có những vấn đề về thực phẩm lành mạnh và sẵn có cho toàn bộ người dân, ô nhiễm môi trường, về biến đổi khí hậu…

Đáng chú ý, hiện nay người dân có nhiều sự thay đổi tiêu cực về thói quen ăn uống, cách sử dụng thực phẩm, lối sống và sinh hoạt…

Đó là một chế độ ăn ít rau xanh, nhiều chất béo; sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn; lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực…

Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người dân. Người dân đang mang trên vai “gánh nặng kép” về dinh dưỡng. Đó là tình trạng trong khi vẫn đang phải giải quyết những vấn đề về thiếu dinh dưỡng, thì lại đối mặt với tình trạng thừa dinh dưỡng, với các bệnh không lây nhiễm có liên quan đến dinh dưỡng và lối sống gây ra, tình trạng này đang có nguy cơ gia tăng nhanh chóng, nhất là ở các khu vực thành thị.

Thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở t.rẻ e.m dưới năm t.uổi vẫn còn ở mức khá cao (23,8%), SDD thể nhẹ cân là 13,4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh, nhất là ở khu vực đô thị. Tình trạng dinh dưỡng của các em học sinh cũng đáng báo động khi một điều tra nghiên cứu được Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành trong giai đoạn 2017 – 2018 với mẫu 5.000 học sinh từ 75 trường học từ tiểu học đến THCS, THPT (thuộc 25 xã, phường) trên một số tỉnh, thành phố cũng cho thấy, tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở học sinh là 29,0% (tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 17,8%; khu vực thành thị là 41,9%).

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ rõ, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý cùng với lối sống tĩnh tại ít vận động thể lực là các yếu tố nguy cơ làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Theo kết quả cuộc Tổng điều tra các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế tiến hành năm 2015 cho thấy, có đến 57,2% số người trưởng thành (18 đến 69 t.uổi) ăn ít rau, trái cây (theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới); mức tiêu thụ muối hiện nay của người Việt Nam cao gấp hai lần mức khuyến nghị, có đến 28,1% số người thiếu hoạt động thể lực.

Mô hình bệnh tật của người dân Việt Nam đang chuyển tiếp từ các bệnh lây nhiễm là chủ yếu sang các bệnh không lây nhiễm; Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cả nước mỗi năm có trên 541 nghìn người c.hết do tất cả các nguyên nhân, trong đó c.hết do các bệnh không lây chiếm tới 76%, đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout.

PGS, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Để giải quyết căn bản tình trạng này, chúng ta cần nâng cao kiến thức để có những thực hành đúng về dinh dưỡng. Cần phải thay đổi lối sống và thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì một lối sống năng động, tích cực để mang lại một tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất cho mỗi người.

Với chủ đề của Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển là “Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe”, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân thực hiện tốt các khuyến cáo: Phát triển VAC trên cơ sở bảo vệ môi trường để tạo ra nguồn thực phẩm an toàn; Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương cho bữa ăn gia đình; Tăng cường ăn các loại rau, củ và trái cây; các loại hạt (đậu, đỗ, vừng lạc…).

Đồng thời hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, muối, chất béo; không ăn mặn. Nâng cao chất lượng bữa ăn học đường, bảo đảm đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu lứa t.uổi; khuyến khích các hoạt động thể lực và duy trì lối sống năng động, lành mạnh; thực hiện chăm sóc dinh dưỡng sớm trong 1.000 ngày đầu đời, giúp trẻ phát triển tối ưu cả về thể chất, tầm vóc và trí tuệ khi trưởng thành.

HOÀNG MINH

Theo Nhân dân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *