Ở t.uổi 37, xinh đẹp và khoẻ mạnh, chị Nhung bàng hoàng nhận tin dữ mình bị ung thư. Cậu con trai 3 t.uổi hồn nhiên hỏi: “Con ngoan mà, sao mẹ lại khóc?”.
Nhìn vẻ ngoài xinh đẹp, rạng rỡ của chị Võ Thị Thanh Nhung, phó giám đốc một ngân hàng lớn tại Hà Nội, không ai nghĩ chị đang phải sống chung với căn bệnh ung thư vú.
Chị Nhung kể, cách đây 5 năm, sau khi tắm, chị tình cờ sờ thấy cục cứng ở vú, to chừng 2-3 cm nhưng không hề đau đớn. Nghi ngờ tuyến vú có bất thường, chị vào BV K để thăm khám, xét nghiệm.
“Từ sững sờ, tôi sụp đổ hoàn toàn khi bác sĩ thông báo mình mắc ung thư vú giai đoạn 2. Trước đó tôi luôn nghĩ ung thư là với ai đó ở ngoài xã hội chứ không nghĩ mình khoẻ mạnh, mới 37 t.uổi lại mắc”, chị Nhung nhớ lại.
Ở t.uổi 42, chị Nhung xinh đẹp, trẻ trung và đã có 5 năm chiến đấu với ung thư. Ảnh: T.Hạnh
Nghĩ đến cảnh mình không còn sống được bao lâu, chị ôm mặt khóc nức nở. Thấy vậy, cậu con trai út khi đó mới 3 t.uổi hồn nhiên hỏi: “Con ngoan mà, sao chị mẹ lại khóc?”. Câu hỏi ngây ngô ấy khiến chị choàng tỉnh, tự hứa mình phải chiến đấu, không thể gục ngã.
Sau đó chị phải tạm xin nghỉ việc để điều trị. Trong hơn 1 năm, chị trải qua 8 đợt hoá trị, mỗi đợt 5 ngày và 35 mũi xạ trị khiến tóc rụng từng mảng, phải đội tóc giả.
“Ban đầu tôi rất tự ti với mái đầu trọc lóc của mình nhưng sau đó sống chung với nhiều nữ bệnh nhân ung thư khác, tôi thấy rằng phụ nữ đẹp không chỉ bởi hình thức bên ngoài mà còn vì thần thái, kiến thức nên dần dần tôi sống tích cực hơn, có niềm tin hơn”, chị Nhung chia sẻ.
May mắn chị Nhung đáp ứng tốt với hoá chất nên khối u nhỏ lại. Do đó thay vì phẫu thuật cắt bỏ vú, bác sĩ chỉ cần phẫu thuật bảo tồn bóc khối u.
Sau ca mổ, sức khoẻ chị Nhung hồi phục nhanh, tóc bắt đầu lún phún mọc lại và giờ đã đen dày. Nhờ can thiệp sớm, khối u của chị không tái phát, hiện chỉ cần tái khám định kỳ 6 tháng/lần.
Theo chị Nhung, người dân hay có tâm lý chủ quan, nghĩ ung thư ở xa lắm nhưng thực tế, ung thư có thể ập đến với bất cứ ai, không phân biệt t.uổi tác, địa vị xã hội.
Rất đông chị em phụ nữ xếp hàng chờ khám sàng lọc ung thư vú miễn phí tại BV K trong ngày 20/10
Với riêng ung thư vú, chị Nhung khuyến cáo chị em cần đều đặn soi gương, tự thăm khám tuyến vú ít nhất 2 lần/tuần. Khi nhìn thấy ngực thay đổi hình dạng, xuất hiện u cục, núm vú bị tụt vào trong, chảy dịch… cần phải đi khám ngay.
“Ung thư cũng giống như một đám cháy, nếu mới âm ỉ sẽ dễ dàng dập tắt nhưng nếu đã cháy lan, cháy rộng thì rất khó”, chị Nhung đúc kết.
Tại lễ phát động nâng cao nhận thức cộng động về phòng chống ung thư, GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, trên 70% bệnh nhân ung thư ở nước ta được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, với ung thư gan, phổi, tỉ lệ này còn lên tới 80 – 90%. Càng phát hiện muộn thì việc điều trị càng phức tạp, tốn kém và hiệu quả càng thấp.
Do đó, việc tăng cường các biện pháp chẩn đoán sớm, sàng lọc sớm sẽ giúp việc điều trị đơn giản và hiệu quả.
Riêng ung thư vú là ung thư chiếm tỉ lệ lớn nhất ở phụ nữ. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 15.000 ca mắc mới.
GS Thuấn khuyến cáo, chị em nên tầm soát ung thư vú khi qua t.uổi 40 thay vì 45 t.uổi như trước kia do hiện nay ung thư vú tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hoá. Phương pháp phát hiện ung thư vú đơn giản nhất là tự khám vú sau kỳ k.inh n.guyệt 5 ngày.
Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2, t.uổi có kinh sớm, không sinh con…) nên đi khám và tầm soát sớm hơn.
Để tránh ung thư vú nói chung và nhiều ung thư khác, Giám đốc BV K khuyên người dân không hút thuốc, không uống rượu bia, đồ uống có cồn, duy trì cân nặng hợp lý, có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thịt chế biến sẵn, hãy sử dụng kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt.
Bên cạnh đó thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn để góp phần phòng ngừa ung thư.
Cũng trong dịp này, BV K phối hợp với quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng khám sàng lọc ung thư vú miễn phí cho nhiều phụ nữ.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Đệ nhất phu nhân Syria Asma Assad “chiến thắng” bệnh ung thư sau 1 năm chữa trị
Cơ quan báo chí của dinh Tổng thống Syria ngày 4/8 cho biết, phu nhân của nhà lãnh đạo Syria Bashar Assad, bà Asma Assad đã đ.ánh bại căn bệnh ung thư vú sau một năm điều trị.
Đệ nhất phu nhân Syria Asma Assad chữa khỏi bệnh ung thư vú
“Với tất cả sức mạnh, nỗ lực và niềm tin của mình, con đường chiến đấu với bệnh ung thư, mà bà ấy đã bắt đầu một năm trước đã kết thúc. Ban lãnh đạo Syria và nhân viên văn phòng Tổng thống chúc mừng bà Asma Assad đã chiến thắng căn bệnh này”, Cơ quan báo chí dinh Tổng thống Syria viết trên Telegram.
Đáp lại, Đệ nhất phu nhân Asma Assad cảm ơn mọi người Syria đã ủng hộ bà. Bà mong muốn sự phục hồi cho tất cả các bệnh nhân, cũng như hòa bình và thịnh vượng của Syria “với sự giúp đỡ của Chúa”.
Bà Asma nói trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào hôm 3/8: “Cuộc hành trình của tôi đã kết thúc, với vô vàn nỗi đau và sự mệt mỏi. Nó có những mặt trái và thậm chí cũng mang lại cả những điều tích cực. Lạy Chúa, nó đã qua. Tôi đã hoàn toàn chiến thắng căn bệnh ung thư”.
Tháng 8/2018, bà Asma Assad được chẩn đoán có khối u vú ác tính ở giai đoạn đầu. Vào cuối tháng 1/2019, các bác sĩ đã tiến hành một ca phẫu thuật thành công để loại bỏ khối u. Bà được hóa trị tại một bệnh viện quân đội Syria.
Theo infonet