Táo tà, thử nhiệt, qua đường mũi và miệng xâm nhập phế (phổi) làm tổn thương tân dịch của phế. Đông y cho rằng: “Táo lấn phế, trong phế có hỏa, làm khí ủng tắc không thông, các khớp xương đau nhức, đầu và mặt ra mồ hôi, hàn nhiệt vãng lai, da khô và ngứa, nổi mụn li ti, đại tiện bí kết…
Nguyên nhân do táo khí làm tổn thương phế, bệnh do ngoại cảm phong nhiệt hóa táo, làm tổn thương âm dịch, tân dịch ở phế bị hao tổn mà sinh bệnh.
Biểu hiện: ho khan không có đờm, hoặc có đờm nhưng dính khó khạc ra, trong đờm có lẫn m.áu, đau tức ngực, đau họng, miệng mũi khô ráo, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch tế sác.
Vị thuốc xuyên bối mẫu trong bài thuốc “Tang hạnh thang” có công dụng sơ phong, nhuận phế.
Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Bệnh nhân ho nhiều nên tức ngực, đờm ít nhưng khó khạc ra, khi khạc ra có lẫn m.áu, bệnh nhân sốt nhẹ, sợ gió, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế hơi sác.
Điều trị: sơ phong nhuận phế.
Bài thuốc Tang hạnh thang: tang diệp 12g, sa nhân 8g, xuyên bối mẫu 8g, lê bì 8g, hạnh nhân 8g, đạm đậu sị 12g, chi tử 6g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn khi thuốc đã nguội.
Bệnh nhân ho khan, khản tiếng, có khi mất tiếng nói không rõ, khàn tiếng, miệng khô lưỡi đỏ, mạch sác.
Điều trị: thanh táo nhuận phế.
Bài thuốc Thanh yết ninh phế thang: cát cánh 12g, t.iền hồ 8g, tri mẫu 8g, chi tử 8g, tang bạch bì 12g, xuyên bối mẫu 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn khi thuốc đã nguội.
Trường hợp ho khan, đau họng, khó thở, tâm phiền khát nước, lông tóc khô, nước tiểu đỏ.
Điều trị: thanh nhiệt, nhuận táo dưỡng âm bổ huyết.
Bài thuốc Tư táo dưỡng vinh thang: sinh địa 12g, đương qui 8g, hoàng cầm 8g, đan bì 8g, bạch thược 12g, tần giao 12g, kinh giới 12g, huyền sâm 8g, cam thảo 4g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Trường hợp ho, ngứa trong họng, trong đờm có lẫn m.áu tươi, họng khô, sốt nhẹ về chiều, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch phù sác.
Điều trị: thanh nhiệt nhuận phế sinh tân chỉ huyết.
Bài thuốc Tả bạch tán: tang bạch bì 16g, địa cốt bì 16g, cánh mễ 20g, cam thảo 4g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Bệnh nhân thấy mũi khô, họng ráo, không có đờm c.hảy m.áu mũi, có khi lên một cơn sốt nhẹ sau đó mới c.hảy m.áu mũi, lưỡi đỏ mạch phù sác.
Điều trị: thanh nhiệt sinh tân lương huyết chỉ huyết.
Bài thuốc Sa sâm mạch đông thang: bắc sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 8g, cam thảo 4g, thiên hoa phấn 12g, bạch biển đậu 12g, tang diệp 12g
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Bài thuốc Nam: lá huyết dụ phơi khô sao có mùi thơm 16g, rau má khô 20g nếu dùng tươi 30g.
Cách dùng: ngày 1 thang, sắc uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Uống liên tục 3 ngày bệnh sẽ hết.
Bệnh nhân khát nhiều thích uống nước càng uống càng thấy khát, miệng khô, đại tiện táo bón, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, lưỡi đỏ khô ít tân dịch, mạch hồng sác.
Điều trị: thanh nhiệt, nhuận táo sinh tân chỉ khát.
Bài thuốc Nhị đông thang: thiên môn 8g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 8g, cam thảo 2g, hoàng cầm 6g, tri mẫu 8g, nhân sâm 6g, hà diệp 6g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
BS. Lê Thị Hương
Theo SK&ĐS
Cẩn trọng với viêm tiểu phế quản do mưa lạnh, ẩm
Trong những tuần vừa qua, với thời tiết mưa gió trên cả nước, độ ẩm trong không khí tăng cao, biến đổi nhiệt độ trong ngày dao động lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý lây lan do tác nhân virút gây ra ở t.rẻ e.m như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và đặc biệt là viêm tiểu phế quản.
Thông tin bệnh vào mùa tăng nhanh và tăng cao là có thật khiến các bệnh viện nhi của cả miền Nam, đặc biệt là ở TP.HCM, nơi có các bệnh viện Nhi tuyến cuối luôn quá tải. Tình hình khiến các phụ huynh hoang mang và thậm chí trên mạng xã hội, nhiều người còn truyền nhau về những loại virút lần đầu xuất hiện. Không ít phụ huynh vì quá hoang mang đã phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Tuy nhiên thực tế thăm khám cho thấy, các bệnh lý mà các bé mắc phải, hầu hết đều là những bệnh lý quen thuộc và chủ yếu là viêm tiểu phế quản.
Bệnh viêm tiểu phế quản
Thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng (2 t.uổi) với các triệu chứng như sốt ho, khò khè, khó thở… Bệnh thường khởi phát bằng các dấu hiệu sớm trong 48 tiếng giống triệu chứng cảm như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, chảy mũi, biếng ăn. Từ ngày thứ 3 – 5 của bệnh (sau 48 tiếng), bệnh dễ nặng với dấu hiệu khò khè khó thở và ho nặng. Thông thường, bệnh dần khỏi sau từ 7 – 14 ngày.
Ho và khò khè sau viêm tiểu phế quản có thể kéo dài 1 tháng với một số tác nhân như virút Adeno. Những trẻ có thể diễn tiến nặng gồm trẻ mắc bệnh có t.iền căn sinh non dưới 35 tuần; t.rẻ e.m mắc bệnh ở t.uổi nhỏ dưới 12 tuần (3 tháng t.uổi); trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mạn tính, bệnh thần kinh cơ… Trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải, suy dinh dưỡng nặng.
Thường xảy ra trẻ nhỏ dưới 24 tháng t.uổi
Những dấu hiệu cần đưa đi cấp cứu ngay bao gồm trẻ khó thở rõ, hoặc thở không đều hoặc thở nhanh>70 lần/phút; trẻ không thể bú được vì ho liên tục và khó khè nặng; xanh tái khi ho, bú gắng sức; da xanh tái, vã mồ hôi.
Những dấu hiệu cho thấy cần tái khám bao gồm trẻ ho, khò khè diễn tiến nặng hơn; trẻ giảm bú hơn 50% hoặc từ chối ăn, bú; trẻ trông mệt mỏi và ngủ nhiều hơn bình thường; tiểu ít hơn 50%, sốt cao trên 390C, ho nặng hơn. Hoặc bất kỳ khi nào bạn thấy lo lắng về tình trạng của trẻ.
Viêm tiểu phế quản do siêu vi hô hấp hợp bào RSV (Respiratory Syncytial Virus)
Đây là loại siêu vi khá phổ biến trong nhóm tác nhân siêu vi gây triệu chứng giống cảm ở t.rẻ e.m và người lớn vào mùa bệnh. Năm 1840 RSV ghi nhận đầu tiên từ những trường hợp viêm hô hấp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ theo mùa. Đến năm 1950, RSV một lần nữa được phân lập từ đợt bệnh hô hấp ở loài tinh tinh Coryza trong phòng thí nghiệm, do người chăm sóc lây sang.
Năm 1963 Robert Chanocks, mô tả, phân lập đầy đủ tác nhân RSV gây bệnh hô hấp ở t.rẻ e.m trên toàn thế giới. Bên cạnh RSV, hiện có nhiều tác nhân siêu vi gây bệnh cảnh viêm tiểu phế quản ở t.rẻ e.m.
Điều trị viêm tiểu phế quản và can thiệp tối thiểu
Cũng giống như các bệnh lý do tác nhân siêu vi khác gây ra, viêm tiểu phế quản điều trị chủ yếu là theo dõi, can thiệp thuốc tối thiểu, không điều trị đặc hiệu, vì một cơ thể khỏe mạnh của trẻ sẽ tự vượt qua. Theo dõi và can thiệp đièu trị biến chứng khi cần. Đa số điều trị ngoại trú theo dõi, chỉ điều trị, chăm sóc hỗ trợ. Điều trị can thiệp thuốc tối thiểu không dùng giảm ho, kháng sinh, sirô long đàm… Riêng điều trị biến chứng được áp dụng khi trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, hoặc bội nhiễm viêm phổi do tác nhân vi trùng, hoặc mất nước, suy kiệt.
Phòng ngừa viêm tiểu phế quản
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ đang có bệnh hoặc có triệu chứng giống cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tháng t.uổi. Rửa tay sạch dưới vòi nước bằng các loại xà phòng rửa tay diệt khuẩn thông thường, trước và sau khi chăm sóc trẻ. Đeo khẩu trang, hạn chế lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng, giọt b.ắn. Môi trường sống của trẻ không t.huốc l.á, giảm nguy cơ mắc và biến chứng nặng của các bệnh lý lây nhiễm đường hô hấp. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch, tránh bệnh chồng bệnh, dinh dưỡng tốt, chế độ ăn uống ngủ nghĩ hợp lý.
Hiện nay, chưa có vắcxin đặc hiệu phòng ngừa RSV, việc tiêm phòng RSV không phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam chưa thực hiện tiêm chủng phòng ngừa tiểu phế quản do RSV.
BS. HUYỀN TÔN NỮ THỤY MY
Theo SK&ĐS