Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở nước ta và hiện nay có nhiều bài thuốc kinh nghiệm dân gian có công dụng phòng chống bệnh lý này là hết sức phong phú.
Bệnh trĩ có nhiều phương pháp điều trị.
Tôi năm nay 78 t.uổi, bị trĩ từ năm 1981, đã được tiêm huyết thanh nóng 2 búi, kết quả tốt. Năm 2004, bệnh tái phát, búi trĩ viêm to, cơ vòng không khép kín được nên dịch bẩn rỉ ra thường xuyên gây đau rát rất khó chịu. Nghe con dâu mách tôi dùng 7 lá trầu không, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc giã nhỏ, trộn với một ít muối và một quả cau bổ thành 7 miếng cho tất cả vào nồi nước đun sôi rồi xông ngâm tại chỗ cho đến khi nguội, mỗi ngày làm 2 lần sáng và chiều. Sau 3 ngày, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, tôi bôi thêm kem nghệ, búi trĩ co lên hết, h.ậu m.ôn trở lại bình thường. Tại sao lại như vậy? Rất mong Bác sỹ cho ý kiến và phổ biến cho đại chúng cùng biết.
ThS. Hoàng Khánh Toàn – Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền – Bệnh viện TƯQĐ 108 trả lời:
Trĩ là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở nước ta đúng như cổ nhân đã nói “thập nhân cửu trĩ”. Bởi vậy, các bài thuốc kinh nghiệm dân gian có công dụng phòng chống bệnh lý này là hết sức phong phú.
Khởi đầu bác bị trĩ nội, sau đó bệnh tái phát và có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch trĩ khiến cho h.ậu m.ôn sưng đau và xuất hiện tiết dịch bẩn. Trong trường hợp này, mọi biện pháp trị liệu phải đạt được các mục đích: kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau và làm cho búi trĩ co lên.
Trong bài thuốc mà bác đã dùng, trầu không là một vị thuốc cay nóng, tính ấm, có công dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm và sát trùng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm mạo, mụn nhọt, vết thương phần mềm, bỏng, viêm chân răng, sai khớp, bong gân…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trầu không có tác dụng khắc chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan m.áu, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ và thương hàn, trực khuẩn coli… và còn có tác dụng làm lành nhanh vết thương nhờ khả năng thúc đẩy sự biểu mô hóa.
Quả bồ kết vị cay mặn, tính ấm, có công dụng thông khiếu, trừ đờm, tiêu thũng, sát trùng, tiêu độc, thường được dùng để chữa trúng phong, hen suyễn, sâu răng, kiết lỵ, mụn nhọt, áp xe vú… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả bồ kết cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Hạt gấc vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có công dụng tiêu tích, lợi trường, tiêu thũng, tiêu viêm và sinh cơ, thường được dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ lở, trĩ, lòi dom, sưng vú, tắc tía sữa, sốt rét có báng…, chủ yếu dùng ngoài vì có độc.
Quả cau vị đắng chát, tính ấm, có công dụng sát trùng, tiêu thũng, tiêu tích, hành khí, lợi thủy. Muối ăn, còn gọi là diêm tiêu, vị mặn, tính lạnh, cũng có công dụng tả hỏa, lương huyết, tiêu viêm, nhuận táo.
Như vậy, tất cả 5 vị thuốc trong bài phối hợp với nhau tạo nên công năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu thũng (giảm sưng nề) và kích thích quá trình biểu mô hóa, làm lành nhanh vết thương.
Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc trị liệu bệnh trĩ có biến chứng viêm tắc gây sưng nề, viêm nhiễm. Bởi vậy, bài thuốc mà bác dùng là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, rất tiếc cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khảo sát cụ thể về tác dụng trị liệu của phương thuốc dân gian này đối với bệnh trĩ có biến chứng.
Đây là một gợi ý rất đáng chú tâm cho các nhà y học nói chung và các chuyên gia về bệnh trĩ nói riêng.
Theo infonet
Sự nguy hiểm của lá trầu không ít người biết
Theo bác sĩ Hoàng Văn Tâm, nhiều người tự sử dụng lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian mà không biết rằng nó có tác dụng phụ.
Trao đổi với Zing.vn chiều 28/9, bác sĩ chuyên khoa da liễu Hoàng Văn Tâm nói về ca bệnh liên quan lá trầu không khiến không ít người giật mình.
Hai chân của nữ bệnh nhân sau khi ngâm trong nước lá trầu không. Ảnh: BSCC.
Bệnh nhân là cô gái 20 t.uổi, đã ngâm chân vào chậu nước lá trầu không để trị mùi hôi. Để tăng hiệu quả, cô gái lấy tay phải vớt nước tưới thêm vào mu và cẳng chân. Hôm sau, tay phải và 2 chân của cô bị đỏ da, rồi bong vảy, giống như bạch biến.
“Bệnh nhân điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi trong thời gian dài nhưng không hiệu quả. Sau đó, cô tham gia hội bạch biến trong nỗi tuyệt vọng”, bác sĩ Tâm kể.
Khám và khai thác lại t.iền sử bệnh, bác sĩ phát hiện bệnh nhân không mắc bạch biến. Nguyên nhân thực sự dẫn tới tình trạng bệnh lý này là viêm da tiếp xúc giảm sắc tố do lá trầu không. Hiện tại, bệnh nhân này được điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội).
“Bệnh nhân được chiếu UVB và bôi tacrolimus nhưng sau 1,5 tháng không đỡ. Hiện tại, cô gái này dùng excimer phối hợp tacrolimus, có dấu hiệu giảm. Nếu không hết hoàn toàn, bệnh nhân có thể sẽ được cấy tế bào hắc tố vào vùng tổn thương”, bác sĩ Tâm cho hay.
Tay phải của cô gái cũng bị giảm sắc tố. Ảnh: BSCC.
Không chỉ cô gái nói trên, bác sĩ Tâm từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị biến chứng nặng nề từ việc sử dụng lá trầu không khi chăm sóc da mặt, trị nám.
“Nhiều người sử dụng lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian mà không biết rằng tác dụng phụ của nó khi được hấp, chiết xuất để bôi hoặc ngâm có thể gây viêm da tiếp xúc nặng, tăng, giảm sắc tố”, bác sĩ Tâm cảnh báo.
Ông cho biết thêm lá trầu chứa phenolic compounds, có cơ chế ức chế sản xuất melanin và l.ột d.a nên tác dụng làm trắng nhanh. Nhóm này bao gồm benzen, phenol, catechol, hydroquinone.
Nếu dùng lâu dài, nó sẽ làm mất hoàn toàn màu da, tạo thành hình ảnh giảm sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố. Tác dụng giảm sắc tố của những chất này sẽ tự mất đi theo thời gian. Nhiều người có thói quen ăn trầu cũng dẫn đến việc giảm sắc tố vùng khoang miệng.
Bác sĩ Tâm dẫn một nghiên cứu trên 15 con chuột sử dụng lá trầu không hấp cho thấy viêm da tiếp xúc gặp ở 13/15 con, tăng sắc tố 12/15 con và làm cho lông chuột trở nên trắng 8/15 con.
Do vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân trước khi sử dụng phương pháp dân gian, trị bệnh với loại lá này, nên thận trọng để giảm thiểu tác dụng phụ.
Theo Zing