Cậu bé mỉm cười sau 2 năm hôn mê

B.é t.rai ở Hòa Bình nhập viện khi mới hơn 14 t.uổi, gần 2 năm qua cháu hoàn toàn hôn mê, sống thực vật do biến chứng viêm não Nhật Bản. Hai ngày nay cháu đột nhiên mỉm cười…

httpstuoitrevncau be mim cuoi sau 2 nam hon me 20191020214515602htm 670745

Cậu bé mỉm cười trong sự động viên của bác sĩ Tình, sau gần 2 năm rơi vào trạng thái sống thực vật – Ảnh: BVCC

“Chúng tôi đã gọi sự bình phục tuyệt vời của cậu bé là điều kỳ diệu ngày thứ sáu.”

Bác sĩ Hoàng Công Tình

Các bác sĩ đang tràn trề hi vọng cháu bé hoàn toàn hôn mê trong thời gian qua có thể phục hồi được não, nói được trở lại.

Bất ngờ “thức tỉnh”

Bác sĩ Hoàng Công Tình – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, người trực tiếp điều trị cho cháu bé – cho biết trước khi được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cháu đã có 6 tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội). Sau 6 tháng điều trị cháu vẫn không bỏ được máy thở, gần như rơi vào trạng thái sống thực vật: liệt tứ chi, mở mắt tự nhiên nhưng vô hồn, thở phụ thuộc vào máy thở nhân tạo.

“Hơn một năm nay kể từ khi chuyển về khoa chúng tôi, bệnh của cháu vẫn không khá lên bao nhiêu, đôi mắt vẫn vô hồn, vẫn phải phụ thuộc vào máy thở. Dù biết bệnh cháu khó nhưng các bác sĩ vẫn tích cực điều trị, và gia đình cháu, một gia đình rất nghèo, sống trong vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình, vẫn không hết hi vọng” – bác sĩ Tình cho biết.

Và sáng thứ sáu vừa qua, khi các bác sĩ đến thăm, điểm bệnh ở từng buồng bệnh, thật bất ngờ cháu bé đã có những tiến triển nhất định: có thể nhận biết được xung quanh, làm được các động tác theo hướng dẫn của các bác sĩ như nhắm mắt, mở mắt, đưa mắt sang trái, sang phải, há miệng, thè lưỡi, và đặc biệt khi các bác sĩ hướng dẫn cháu cười, cậu bé đã cười rất tươi.

Nỗ lực để cậu bé có cơ hội

Theo bác sĩ Tình, y văn đã từng ghi nhận những trường hợp tỉnh lại sau thời gian dài sống thực vật, gần đây ở Hà Nội đã có một cậu bé như vậy. Nhưng đây vẫn là những ca bệnh hiếm gặp.

“Nếu cháu bé bỏ được thở máy thì cháu sẽ nói được, nhưng những biểu hiện của cháu từ ngày thứ sáu vừa qua và trong hai ngày nay cho thấy não cháu đã có những dấu hiệu phục hồi. Với những bệnh nhân rơi vào tình trạng sống thực vật thì việc não phục hồi là điều quan trọng nhất. Kể cả sau này cháu có bị liệt thì não cháu vẫn nhận biết được” – bác sĩ Tình nói.

Bác sĩ cho biết sẽ nỗ lực để cháu bé có cơ hội phục hồi.

Một bác sĩ từng trực tiếp điều trị cho cháu giai đoạn cháu ở Bệnh viện Nhi T.Ư chia sẻ bệnh nhân viêm não Nhật Bản biến chứng có khi cần thời gian rất lâu mới hồi phục, trong đó những yêu cầu về dinh dưỡng, phục hồi chức năng vô cùng quan trọng. Đây là bệnh nhân đầu tiên được điều trị và chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình phục hồi được não bộ sau khi hôn mê tới gần 2 năm và rơi vào sống thực vật.

Bác sĩ Tình cho biết hiện các bác sĩ chưa đ.ánh giá được khả năng phục hồi của cháu bé, nhưng trước hết đang cố gắng để cháu có thể tự thở được, từ đó có thể rút nội khí quản, cháu có thể nói được. Sau đó tính đến phục hồi các chức năng khác.

“Khi cậu bé cười tươi vào sáng thứ sáu vừa qua, chúng tôi đã rất bất ngờ, trong niềm vui có xen lẫn sự hồi hộp và hạnh phúc. Hạnh phúc vì một bệnh nhân nằm yên lặng gần 2 năm đã có những dấu hiệu thức giấc. Giờ đây, cả chúng tôi và gia đình cháu bé đều có quyền hi vọng những cơ may lớn hơn cho cháu” – bác sĩ Tình nói.

Được biết trong hơn 1 năm cháu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và trước đó nữa là 6 tháng ở Bệnh viện Nhi T.Ư, đã có nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ cho cháu, đến bây giờ vẫn có những người tiếp tục hỗ trợ để cháu bé có thể phục hồi, tất cả đều đang cùng hi vọng…

Sau gần 2 năm sống thực vật, bất ngờ cháu bé đã có những tiến triển nhất định như có thể nhận biết được xung quanh, làm được các động tác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo tuoitre

Kéo dài cái c.hết của bệnh nhân sau ca ghép tim

MỸ – Nếu Darrel c.hết, tỷ lệ bệnh nhân sống sau phẫu thuật ghép tim ở trung tâm y tế chỉ còn 81%, nên bác sĩ buộc ông phải sống thực vật.

Darrel Young 62 t.uổi, một cựu chiến binh Hải quân, có ba con gái. Năm 2014, ông lên cơn đau tim, được cấy thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD) – một máy bơm cơ học cho các bệnh nhân đau tim trong khi chờ được ghép tim từ người hiến.

Ngày 21/9/2018, sau ba năm ghi tên trong danh sách bệnh nhân đợi ghép tim, Darrel tới Trung tâm Y tế Newark Beth Israel, bang New Jersey, làm phẫu thuật ghép tim. Ca phẫu thuật không thành công, ông bị viêm phổi, đột quỵ, co giật. Một tuần, rồi một tháng sau ca phẫu thuật, Darrel vẫn không tỉnh lại, rơi vào trạng thái thực vật. Người thân ông đặt vấn đề với bệnh viện nhiều lần nhưng đều nhận lại những câu trả lời né tránh.

Bác sĩ chẩn đoán ông không thể tỉnh lại hay phục hồi chức năng được, kết luận bệnh nhân c.hết não trong hồ sơ bệnh án dù ông đang ở trạng thái thực vật. Các bác sĩ không bàn bạc với gia đình bệnh nhân về phương hướng điều trị tiếp theo, liệu gia đình có chọn cho ông cái c.hết êm ái không, mà tự quyết định để Darrel sống thực vật trong suốt một năm.

keo dai cai chet cua benh nhan sau ca ghep tim 6e32b3

Ảnh chụp ông Darrel Young trước ca phẫu thuật ghép tim được người nhà chia sẻ. Ảnh: WNYC

Khác với bệnh nhân c.hết não hay hôn mê, bệnh nhân sống thực vật dù có rất ít cơ hội hồi phục vẫn cảm nhận được từng cơn đau, sự khó chịu của cơ thể. Trên thực tế, nhiều cơ quan trên cơ thể Darrel vẫn bị tổn thương sau ca cấy ghép tim. Theo Johns Hopkins Medicine, một người ở trạng thái thực vật vẫn có thể cử động nhẹ, rên rỉ và mở mắt, có phản ứng với âm thanh lớn hoặc ánh sáng chói. Một số vẫn duy trì khả năng tự thở và chu kỳ ngủ – thức như khi khỏe mạnh.

Trung tâm Y tế Newark Beth Israel thừa nhận đã “ưu tiên quyền lợi riêng hơn chất lượng cuộc sống bệnh nhân”.

“Tôi biết việc làm này trái với lương tâm đạo đức, nhưng không còn lựa chọn nào khác”, bác sĩ Mark Zucker, Giám đốc chương trình cấy ghép tim phổi, nói trong cuộc họp gồm một nhóm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ tim mạch, điều phối viên cấy ghép, y tá, nhân viên xã hội. “Chúng ta cần giữ Darrel sống ít nhất tới ngày 30/6 năm 2019, nếu không chương trình cấy ghép tạng của trung tâm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, Mark Zucker nói.

Các ghi âm công bố sau đó cho thấy nhóm thực hiện phẫu thuật ghép tim đã nhất trí giữ Darrel sống thực vật mà không hề cân nhắc chất lượng cuộc sống, hay nguyện vọng của gia đình ông để đảm bảo tỷ lệ cao bệnh nhân sống sót sau phẫu thuật ghép tạng cao. Đây là tỷ lệ được các cơ quan quản lý liên bang dùng làm căn cứ để đ.ánh giá hiệu quả các chương trình cấy ghép tạng của cơ sở y tế.

Nhân viên y tế cũng bị cấm cho người nhà bệnh nhân được chọn chuyển hướng từ điều trị tích cực sang chăm sóc giảm nhẹ đến cuối tháng 9 năm nay, tròn một năm Darrel sống thực vật.

keo dai cai chet cua benh nhan sau ca ghep tim fd24a7

Bệnh nhân sống thực vật vẫn cảm nhận được những cơn đau, sự khó chịu của cơ thể. Ảnh: Healthline

Chương trình cấy ghép tim, phổi của Trung tâm Y tế Newark Beth Israel thuộc top 20 tại Mỹ, đã thực hiện thành công 1.090 ca ghép tim. Từ năm 2008 đến 2017, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau ghép tim của trung tâm chưa bao giờ thấp hơn 85,7%, từng đạt 96,9% năm 2012. Năm 2018, tỷ lệ thành công các ca ghép tim, phổi tại đây giảm dần. Sáu trong số 38 bệnh nhân được ghép tim tại đây đã t.ử v.ong sau một năm phẫu thuật, tương đương tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật là 84,2%. Nếu người thứ bảy là bệnh nhân Darrel t.ử v.ong, tỷ lệ sống sẽ tụt xuống 81,6%, quá thấp so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Khi đó, danh tiếng của trung tâm y tế và sự tồn tại của chương trình ghép tạng tại đây sẽ không còn.

Ngày 18/9, ba ngày trước kỷ niệm một năm ghép tim của Darrel, người nhà ông được một bác sĩ tim mạch và một nhân viên xã hội tìm gặp, thông báo ông đã đủ ổn định để xem xét chuyển đến một cơ sở chăm sóc dài hạn. Khi được hỏi tại sao lại chuyển bệnh nhân vào thời điểm này, hai người kia ấp úng không trả lời được.

Gia đình Darrel không hay biết về sự thật này cho đến đầu tháng 10, khi bản ghi âm lời nói của bác sĩ Mark và thành viên trong nhóm ghép tim tại cuộc họp bị tiết lộ. Taccara Beale, con gái của Darrel vô cùng tức giận: “Sao họ dám cướp đi quyền quyết định cuộc đời bố tôi từ chúng tôi”.

Ông Darrel không phải là “tấm bình phong” duy nhất. Một bệnh nhân khác từng ghép tim và thận cũng trải qua trường hợp tương tự, bị kéo dài thời gian sống một năm sau phẫu thuật để đảm bảo bệnh viện đạt đủ chỉ tiêu tỷ lệ bệnh nhân sống sau ghép tạng.

Ông Arthur Caplan, Giám đốc Phòng Đạo đức Y khoa trường Đại học Y Dược New York, phát biểu sau khi nghe đoạn ghi âm: “Kéo dài ‘cái c.hết’ của một người để che giấu lỗ hổng một dự án y khoa là điều không chấp nhận được, cả về đạo đức nghề nghiệp và lòng nhân đạo”.

Lê Hằng

Theo Live Science/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *