Ngày 22/10, Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương (ĐKTƯ) Cần Thơ thông tin, Bệnh viện vừa cứu sống một trường hợp xuất huyết nội (là tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể khi một mạch m.áu bị tổn thương – PV) nguy kịch đe dọa tính mạng chỉ trong vòng 30 phút mà không cần phẫu thuật.
Bệnh nhân Chuẩn đã hồi phục sức khoẻ.
Theo đó bệnh nhân nam Cao Văn Chấn (71 t.uổi) ngụ ấp Hòa Phúc, xã Hòa Khánh, Cái Bè – T.iền Giang, có t.iền sử bệnh lý tăng huyết áp – nhồi m.áu cơ tim cũ đang dùng Plavix (thuốc kháng kết tập tiểu cầu) 16 năm. Ngày 21/10 bệnh nhân Chấn đột ngột đau hông lưng trái nhiều kèm mệt, chóng mặt nên nhập bệnh viện Xuyên Á-Vĩnh Long, qua chẩn đoán xuất huyết nội không cải thiện và ngày càng nặng hơn, bệnh nhân Chấn nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ.
Tại đây Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ, xác định đây là tình trạng cấp cứu, khó chẩn đoán nên các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn với nhiều chuyên khoa như: cấp cứu, ngoại tổng quát, can thiệp mạch, chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Kết quả CT Scan bụng có cản quang cho thấy khối m.áu tụ vùng hạ sườn trái bao quanh lách và thận trái, hình ảnh thoát mạch.
Ê kíp can thiệp mạch do BSCK1 Trần Công Khánh, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh đã tiến hành chụp mạch m.áu số hóa nền. Kết quả thấy thoát mạch xuất phát từ động mạch thượng thận dưới trái. Ekip tiến hành luồn chọn lọc vi ống thông vào động mạch thượng thận dưới trái. Xác định đúng vị trí gây thoát mạch và quyết định tắc bằng keo sinh học. Chụp hình kiểm tra sau khi bơm tắc thấy thoát mạch của động mạch thượng thận dưới trái đã được tắc hoàn toàn. Thời gian thực hiện can thiệp là 30 phút. Sau can thiệp nội mạch tình trạng bệnh nhân ổn định.
Việc liên tiếp thực hiện thành công nút mạch các trường hợp bệnh nhân nặng nguy kịch, khó chẩn đoán cho thấy sự trưởng thành chuyên môn vượt bậc của đội ngũ can thiệp mạch Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ từ đó nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, du lịch của TP Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu, niềm tin của nhân dân và du khách vào chất lượng khám chữa bệnh của thành phố…
Trung Kiên
Theo daidoanket
Thay thân đốt sống điều trị ung thư di căn chèn ép tủy đầu tiên ở ĐBSCL
Một nữ bệnh nhân bị liệt chân phải do ung thư di căn đốt sống ngực chèn ép tủy, vừa được các bác sĩ (BS) của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thay thân đốt sống thành công.
Ngày 18-10, bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, lần đầu tiên tại ĐBSCL, một bệnh nhân bị liệt chân phải do ung thư di căn đốt sống ngực chèn ép tủy, được các BS của BV phẫu thuật thay thân đốt sống thành công.
Bệnh nhân Tí đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Theo đó bệnh nhân Dương Thị Tý (SN 1965, ngụ tỉnh Sóc Trăng), được BV địa phương chuyển đến trong tình trạng đau nhiều ở cổ, ngực, không thể ngồi được. Bệnh nhân cho biết, ban đầu chỉ đau cổ đơn thuần nên không quan tâm, nhưng gần đây đau nhiều hơn, kèm theo chân phải không đi được, nằm một chỗ thì mới đi khám.
Khi khám lâm sàng, BS phát hiện gù nhiều phần bản lề cổ – ngực kèm theo liệt chân phải, sức cơ 2/5, phản xạ gân xương tăng, có tổn thương tháp. Qua khảo sát hình ảnh học, kết quả cho thấy đây là một tổn thương do khối u từ nơi khác di căn đến D1 hủy xương; tăng sinh mô u chung quanh đè ép tủy sống; gây phù tủy sống, làm bệnh nhân không thể cử động được chân.
Ngoài ra, đốt sống D5 cũng sắp bị ảnh hưởng, gây đau nhiều mỗi khi bệnh nhân cử động.
Các BS xác định, trường hợp này có chỉ định cắt thân đốt sống bị u xâm lấn để giải phóng chèn ép tủy D1. Đây là một trường hợp rất khó, vì bệnh nhân bị chèn ép tủy nặng, kèm theo loãng xương. Nếu không đ.ánh giá kỹ lưỡng, không thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân về trước mắt cũng như lâu dài.
Do đó, các BS quyết định phương pháp mổ cắt bỏ thân đốt sống D1 bị u xâm lấn; hủy cấu trúc để thay bằng thân đốt sống nhân tạo; cố định qua cuống từ phía sau bằng vít Titanium từ C5 đến D7 để nắn chỉnh các vấn đề của bệnh nhân.
Vị trí đốt sống mà các BS phẫu thuận thay cho bệnh nhân.
Ê kíp phẫu thuật do BSCK1 Nguyễn Quang Hưng, BS Nguyễn Trung Tính, BSCK2 Nguyễn Thanh Liêm tiến hành. Các BS bắt vít cố định qua cuống C5 đến D7; cách thân D1; lấy mô u chèn ép tủy giải ép và gởi giải phẫu bệnh. Thay thân D1 bằng 1 thân đốt sống nhân tạo có nhồi xương nhân tạo đặt thanh dọc cố định nắn chỉnh gù và khóa chặt.
Sau mổ ngày thứ 6, bệnh nhân tự mình nhấc chân phải lên; vết mổ khô, bệnh nhân không còn đau như trước, có thể tự ngồi dậy, tự đi lại và thực hiện những sinh hoạt cá nhân cơ bản.
Văn Đức
Theo CAND