Đậu đỏ giàu chất dinh dưỡng (đường, đạm, chất xơ, chất béo, chất khoáng như: canxi, phốt-pho, sắt, axit nicotinic, vitamin B1, B2…), vừa là loại thực phẩm bổ m.áu vừa có tác dụng giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol và chống ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Một trong những công dụng của bột đậu đỏ và đậu đỏ nguyên hạt là cung cấp cho cơ thể lượng protein cần thiết. Protein là thành phần chính trong cơ thể. Nó được tạo ra từ các axit amin để tạo ra các tế bào, mô, cơ và xương. Protein còn có nhiều vai trò khác đối với sức khỏe như:
– Tạo ra kháng thể bảo bệ cơ thể khỏi nguy cơ n.hiễm t.rùng.
– Tạo ra enzyme thúc đẩy quá trình chuyển hóa, trao đổi chất.
– Truyền tín hiệu hoạt động đến các tế bào, mô và các cơ quan nội tạng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chén đậu đỏ nấu chín chứa khoảng 15g protein. Trong khi đó, mức protein được khuyến nghị tiêu thụ là khoảng 0,8g/mỗi ký trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối vì lượng protein cần tiêu thụ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, mức độ vận động…
Những người đang bị tổn thương cơ bắp hoặc đang trong chế độ tập luyện tăng cường cơ bắp cần được dung nạp protein nhiều hơn bình thường. Khi đó, đậu đỏ hoặc sữa từ bột đậu đỏ là lựa chọn tuyệt vời để bạn sử dụng mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài hàm lượng protein, công dụng của bột đậu đỏ hoặc đậu đỏ nguyên hạt còn do một loạt chất dinh dưỡng khác mang lại. Trong đó có 5 hoạt chất dinh dưỡng quan trọng. Những hoạt chất này hỗ trợ các chức năng sinh lý khác nhau.
Điều hòa lượng đường trong m.áu: Mỗi cốc đồ uống từ bột đậu đỏ chứa khoảng 40g carbohydrate. Tuy nhiên, carb trong đậu đỏ lại là carb tốt, giàu chất xơ chứ không như các loại carb đơn giản có trong các loại đồ ngọt và thức ăn nhanh. Cơ thể bạn có xu hướng tiêu thụ carb tốt từ từ. Điều này có nghĩa là các carb sẽ hấp thụ vào m.áu theo thời gian chứ không tiêu thụ cùng một lúc. Đây là điều kiện lý tưởng để cơ thể kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Hơn nữa, khi carb tốt được tiêu thụ dần dần sẽ giúp cơ thể ổn định năng lượng trong nhiều giờ sau bữa ăn. Điều này ngăn ngừa trạng thái mệt mỏi và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nên kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả. Trong khi đó, carb xấu trong các loại đồ ăn nhanh thường bị tiêu thụ nhanh chóng nên sẽ khiến bạn nhanh bị đói trở lại sau khi ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Thanh lọc cơ thể: Đậu đỏ được biết đến như một bài thuốc vô cùng hiệu quả cho việc thanh lọc cơ thể và giải độc. Theo các chuyên gia trong đậu đỏ có chứa một lượng lớn vitamin B, cùng với các thành phần có tính chất kiềm thạch. Do vậy mang đến công dụng giải độc gan, ruột, kích thích nhuận tràng, thông ruột.
Bên cạnh đó, chất xơ trong vỏ hạt đậu đỏ cũng có công dụng loại bỏ cặn bã ở thành ruột, làm sạch ruột. Uống nước đậu đỏ có tác dụng gì thì phải kể đến thanh lọc cơ thể. Do vậy bạn hãy uống nước đậu đỏ thường xuyên.
Giảm cân: Bạn đang muốn giảm cân, thì một gợi ý dành cho bạn chính là uống nước đậu đỏ. Bởi vì đậu đỏ được biết đến là một trong những nguyên liệu có công dụng rất tốt.
Hàm lượng vitamin B có trong đậu đỏ sẽ kích thích nhu động ruột, loại bỏ chất béo bám ở thành ruột. Đồng thời đậu đỏ chứa hàm lượng calo thấp, đồng thời lại chứa nhiều chất xơ, nên sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, và giảm cảm giác thèm ăn, lại thải được lượng mỡ dư thừa tích tụ trong cơ thể.
Bạn có thể uống nước đậu đỏ, hay đậu đỏ chế biến thành món súp, hoặc uống bột đậu đỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Tốt cho thận: Thận nhiễm mỡ, thận hư là những căn bệnh xảy ra phổ biến,ở nhiều lứa t.uổi khác nhau. Đậu đỏ được liệt vào danh sách những thực phẩm tốt cho thận, với công dụng điều chỉnh chức năng của thận, khôi phục sự cân bằng chất ẩm có trong thận.
Tốt nhất, bạn nên sử dụng mỗi tuần 2 lần các món ăn được chế biến từ đậu đỏ, sẽ mang đến hiệu quả không ngờ.
Giảm street: Những lúc căng thẳng, mệt mỏi bạn hãy uống nước đậu đỏ để giúp tỉnh táo, và tập trung hơn vào công việc. Bởi nước đậu đỏ được biết đến là loại nước tăng lực hỗ trợ rất hiệu quả.
Hỗ trợ gan: Một trong những tác dụng của nước đậu đỏ chính là điều trị bệnh vàng da do viêm gan, xơ gan. Nước đậu đỏ sẽ giải độc cơ thể, thanh lọc gan, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Bảo vệ tim mạch: Trong đậu đỏ chứa hàm lượng protein, chất xơ, chất sắt vô cùng phong phú, chính vì vậy mà đậu đỏ rất tốt cho tim mạch. Theo các chuyên gia, protein có trong đậu đỏ sẽ làm giảm cholesterol có hại, và gia tăng hàm lượng cholesterol có lợi cho cơ thể.
Khi bạn sử dụng đậu đỏ thường xuyên, sẽ giúp bổ sung đủ chất protein, từ đó giúp cơ thể trở nên săn chắc, dẻo dai, ngày càng khỏe mạnh.
Ảnh minh họa: Internet
Tốt cho tiêu hóa: Nước đậu đỏ có tác dụng gì? Hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu đỏ có tác dụng bảo vệ đường ruột, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, và giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời chất xơ còn làm giảm các triệu chứng của tình trạng kích ứng ở ruột, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý khi chế biến đậu đỏ, không nên cho quá nhiều đường trắng vào sẽ làm giảm hiệu quả của đậu đỏ, đối với quá trình tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên sử dụng đường hoa mai,mật ong, đường phèn để thay thế cho đường trắng.
Ổn định huyết áp: Những người bị bệnh huyết áp thì đậu đỏ là sự lựa chọn tốt nhất, bởi vì trong đậu đỏ có chứa hàm lượng kali nên sẽ giúp cơ thể kiểm soát và điều chỉnh sự ổn định của huyết áp.
Do vậy đậu đỏ được coi là một trong những thực phẩm tuyệt vời, vừa ngon miệng lại rất tốt cho những bệnh nhân bị huyết áp.
Chính vì vậy bạn nên thường xuyên ăn đậu đỏ, để duy trì huyết áp ổn định, cũng như một cơ thể khỏe mạnh.
Ảnh minh họa: Internert
Điều trị phụ khoa: Đối với phái nữ, thì vấn đề k.inh n.guyệt không đều, hay bị rối loạn, cũng như hiện tượng đau bụng kinh luôn là vấn đề lo lắng. Do vậy uống nước đậu đỏ sẽ là giải pháp tốt nhất. Bởi vì trong đậu đỏ có chứa nhiều chất sắt là dưỡng chất rất cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề trên.
Lợi sữa: Những phụ nữ đang cho con bú, hay phụ nữ có thai thì uống nước đậu đỏ thường xuyên sẽ bổ sung những dưỡng chất rất cần thiết, tăng cường sự tiết sữa từ cơ thể.
Làm đẹp da: Phái nữ ai cũng mong muốn có được một làn da mịn màng, tươi trẻ, chính vì vậy với những công dụng làm đẹp da của đậu đỏ mang lại đã được chị em rất tin tưởng lựa chọn.
Bạn chỉ cần thường xuyên đắp mặt nạ từ bột đậu đỏ sẽ mang đến một làn da láng bóng, mịn màng đẹp không tỳ vết.
Ảnh minh họa: Internet
Làm giảm khả năng mắc ung thư: Một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại đậu, đặc biệt là đậu đỏ, sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe tệ hại như béo phì hoặc ung thư. Vì trong đậu đỏ có hàm lượng chất xơ dồi dào nên đậu đỏ, bột đậu đỏ hoặc các chế phẩm từ đậu đỏ có nhiều khả năng ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và ung thư vú.
Một số bài thuốc từ đậu đỏ
Trị viêm thận cấp tính: đậu đỏ 60g, cá chép 1 con, bí đao 500g, hành hoa. Chế biến thành món canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái. Ăn nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 5-7 ngày.
Trị phù thũng, tiểu tiện không thông: đậu đỏ 30g, hạt bo bo 30g, gạo tẻ 50g. Đậu đỏ ngâm mềm nấu trước, rồi cho gạo tẻ, hạt bo bo vào nấu nhừ, thêm đường. Ăn trong ngày.
Thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, tĩnh tâm, an thần: đậu đỏ 30g, đảng sâm 8g, đương quy 8g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Tất cả hầm mềm, ăn cái, uống nước.
Trị viêm tiểu cầu thận: đậu đỏ 90g, râu ngô 60g, táo đỏ 10g, thêm đường vừa đủ. Nấu nước uống trong ngày (thời gian điều trị từ 1 – 3 tháng).
Trị tiểu đường, mẩn ngứa, mụn nhọt: đậu đỏ 50g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước.
Bổ khí huyết, kiện tỳ ích vị, tăng cường sức khỏe: đậu đỏ 30g, chim cút 2 con, gừng tươi 3 lát. Hầm mềm, nêm gia vị, ăn nóng.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong
Thói quen nhiều người mắc khi luộc biến trứng gà thành chất độc
Nhiều người sợ luộc trứng ít thời gian trứng sẽ không chín vì vậy luộc thật lâu để yên tâm. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng, được sử dụng thường xuyên của mọi người, mọi gia đình. Trứng gà giàu vitamin A, D, E, B1, B6, B12; canxi, mangiê, sắt, kẽm… và nhiều loại acid amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Lòng đỏ trứng rất tốt đối với đại não, với hệ thần kinh. Lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do tăng cholesterol.
Không thể phủ nhận trứng gà rất tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu không chế biến đúng cách không những không giữ được chất dinh dưỡng mà còn biến trứng gà thành thuốc độc.
Trứng gà cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, phù hợp cho mọi người mọi giới. Song, ăn trứng gà thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Luộc trứng quá lâu
Luộc trứng là cách tốt nhất hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Song, trứng chỉ cần luộc chín tới và không quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trứng gà rán hoặc ốp dùng thì nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2.
Cách luộc trứng đúng là cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Thời gian lý tưởng để trứng chín hoàn toàn từ 10-12 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Trứng gà luộc ngâm vào nước lã
Sau khi luộc trứng xong, mọi người thường bỏ vào trong bát nước lã để trứng nhanh nguội và vỏ dễ bóc hơn. Cách làm này là sai hoàn toàn.
Ngâm trứng trong nước, ‘túi khí’ bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khí lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.
Ăn nhiều càng tốt
Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng của trứng khá cao, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Lý do là vì các nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ không thể tiêu hóa hết năng lượng được nạp từ trứng mà sẽ đào thải ra ngoài, nhất là trẻ nhỏ đôi khi còn đi cả phân sống.
Ăn trứng khi thể trạng yếu hoặc đang mang bệnh
Với những người đang có bệnh, việc ăn trứng có thể gây trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn.
Mặc dù trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách, nó sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhất là với những người đang có bệnh, việc ăn trứng có thể gây trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn. Người đang cảm sốt hoặc vừa khỏi bệnh mà ăn trứng gà thì nhiệt lượng cơ thể sẽ tăng lên nhưng lại không phát tán ra ngoài được, giống như “thêm dầu vào lửa”, bệnh càng nặng hơn.
Với người vừa khỏi bệnh, sức đề kháng của cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn nên cũng cần tránh ăn trứng tươi, luộc vừa chín tới… vì có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella. Hoặc khi bị tiêu chảy, việc chuyển hóa các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những bạn làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh nặng thêm. Hoặc khi bị sỏi mật, nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa…
Ăn trứng sống
Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn… Nguyên nhân là đường s.inh d.ục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thức ăn.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ cơ thể hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%. Ở trứng luộc tỷ lệ hấp thu 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Do đó, bạn nên ăn trứng luộc chín tới để bảo đảm các chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất, các vitamin… ít bị mất đi.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Nấu trứng lửa quá to
Chế biến trứng gà không nên để lửa quá to sẽ khiến trứng gà biến chất.
Khi chế biến trứng, nhiều người quen tay bật lửa quá to sau đó đảo mạnh tay. Nếu xào trứng theo cách này không chỉ làm cho trứng bị khô, biến chất, mà còn làm vỡ kết cấu khuôn trứng, món ăn vừa mất chất, vừa không đẹp mắt.
Chế biến trứng gà và đậu tương
Một số người có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành trong bữa sáng, tuy nhiên diều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng
Đây là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.
Ăn trứng ung
Trứng ung là loại trứng đưa vào ấp nhưng không nở thành con do không được thụ tinh hoặc là bị hỏng trong quá trình ấp do ảnh hưởng của nhiệt độ, môi trường. Do vậy, protein trong lòng đỏ trứng đã bị biến chất, có độc vì lưu huỳnh trong trứng đã biến thành sulfur hidrogen (mùi trứng thối).
Khi trứng bị ung thì không còn chất dinh dưỡng nữa vì protein đã bị tiêu hủy. Bên cạnh đó, vỏ trứng không còn tác dụng bảo vệ nên có nhiều vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong trứng, bao gồm cả các ký sinh trùng và vi khuẩn thương hàn, sinh ra nhiều độc tố rất nguy hiểm cho cơ thể.
Do đó, người ăn trứng ung có thể bị chướng bụng, khó tiêu, nôn mửa, đau bụng đi ngoài, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho sức khỏe.
Tuy nhiên trên thực tế, đã có nhiều người thường xuyên ăn trứng ung mà không bị ngộ độc nhưng về mặt khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên người dân không nên sử dụng trứng ung, vì đây không phải là thực phẩm an toàn.
Theo giadinh.net