Một số loại gia vị quen thuộc như ớt, tiêu, gừng, tỏi… có thể giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn mà bạn chế biến, nhưng nếu biết sơ chế đúng cách thì còn giúp cơ thể nhận về vô vàn lợi ích tuyệt vời.
Trong quá trình nấu nướng, ngoài những loại gia vị như mì chính, hạt nêm thì chúng ta còn sử dụng thêm các thành phần gia vị như tỏi, hành, gừng, hạt tiêu… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng những thành phần gia vị này đúng cách nên vô tình làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng mà cơ thể có thể nhận lại được.
Gừng
Trong củ gừng tươi có chứa chất Gingerol giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn m.áu và kích thích dạ dày tiết dịch vị, cải thiện chức năng tiêu hóa đường ruột để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, gừng còn có hiệu quả giúp bảo vệ tỳ vị, tăng cảm giác thèm ăn.
*Cách sử dụng gừng:
Do gừng là loại thực vật gia vị có công hiệu kháng oxy hóa nên trong quá trình nấu nướng, nếu thêm một ít gừng tươi vào sẽ làm giảm tình trạng thất thoát hàm lượng vitamin C trong rau cải, từ đó giúp cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất tuyệt vời hơn trong các món ăn hàng ngày.
Tỏi
Tỏi vốn chứa nhiều allicin với tác dụng thúc đẩy sự hấp thu vitamin B1 trong dạ dày và đường ruột, từ đó giúp giảm mỡ m.áu, diệt khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.
*Cách sử dụng tỏi:
Nghiền nhuyễn những tép tỏi tươi và để sau 15 phút rồi mới cho vào chế biến sẽ giúp tỏi phát huy tối đa lợi ích từ allicin.
Hạt tiêu
Hạt tiêu có đặc trưng là vị cay nồng nên sẽ làm tăng hương vị cho món ăn, đồng thời chữa giải cảm do nhiễm lạnh và bảo vệ sức khỏe dạ dày. Bên cạnh đó, loại thực vật gia vị này cũng thường dùng để khử mùi tanh của thức ăn.
*Cách sử dụng hạt tiêu:
Khi sử dụng hạt tiêu, bạn không nên cho vào khi nhiệt độ đang ở mức quá cao, bởi nó sẽ tạo nên vị đắng cho các món ăn. Với các món nhiều thịt, bạn nên cho nhiều hạt tiêu vào hơn để đạt hiệu quả làm ấm cơ thể sau khi ăn.
Ớt
Ớt không chỉ là loại thực vật gia vị quen thuộc mà còn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng vitamin C dồi dào, ớt sẽ giúp giải cảm, sáng mắt, ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, ớt còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn m.áu, tăng hoạt tính tế bào não, làm chậm lại quá trình lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
*Cách sử dụng ớt:
Khi ớt kết hợp với tỏi sẽ làm sản sinh thêm nhiều vitamin E cho cơ thể, từ đó cũng giúp cải thiện chức năng tim mạch, giảm bớt mỡ m.áu và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên kết hợp ớt với cà rốt. Do trong cà rốt có chứa nhiều carotene và còn có enzyme phân giải vitamin C nên sử dụng hai loại nguyên liệu này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng từ ớt, thậm chí còn làm xảy ra phản ứng sinh hóa không tốt cho cơ thể.
Hành
Trong hành có chứa hợp chất sunfua hữu cơ với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư và thanh trừ các gốc tự do dư thừa. Bên cạnh đó, hành còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn m.áu cục bộ, cải thiện chức năng hệ thần kinh và phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết quản, cải thiện trí nhớ.
*Cách sử dụng hành:
Bạn nên ăn hành ở trạng thái tươi sống hoặc nếu cắt khúc xong thì nên thả vào nồi nấu và bắc ra ăn ngay chứ không nên để lâu. Với những người bị dị ứng hải sản thì có thể sử dụng hành trong khi nấu để cải thiện sức khỏe.
Source (Nguồn): Familydoctor
Theo helino
“Nhịn ăn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?”: Đây là câu trả lời “sát sườn” dành cho bạn
Nhịn ăn không phải lúc nào cũng phù hợp cho tất cả mọi người và nếu bạn muốn áp dụng biện pháp này để giảm cân, hãy cân nhắc kỹ càng.
Đối với những người muốn giảm cân, áp dụng chế độ ăn kiêng nhịn ăn gián đoạn là lựa chọn không tồi. Hạn chế hấp thụ calo liên tục đem lại nhiều lợi ích cho não, sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng duy trì năng lượng và quá trình trao đổi chất.
Whitney English, chuyên gia dinh dưỡng kiêm nhà dinh dưỡng học tại Los Angeles cho biết, nhịn ăn kích thích sự phát triển, khiến các chất dinh dưỡng tích cực thúc đẩy cơ chế tự sửa chữa và sinh tồn.
Hơn nữa, nhịn ăn gián đoạn trong khoảng thời gian định sẵn có thể giảm cân và thanh lọc toàn bộ cơ thể. Dưới là những ảnh hưởng của việc làm này này đối với sức khỏe:
Có thể gây bệnh về gan
Amy Rothberg, chuyên gia y khoa, trưởng khoa Nghiên cứu trao đổi chất, Nội tiết và Kiểm soát Cân nặng tại Đại học Michigan cho biết, nhịn ăn giúp giảm cân bằng cách hạn chế lượng calo tiêu thụ. Tuy vậy, việc làm này cũng bảo vệ cơ thể, chống lại các chuyển hóa bất lợi gây bệnh về gan và tăng insulin.
Tăng cảm giác thèm ăn
Nhịn ăn gián đoạn đã được chứng minh giúp làm giảm hormone kích thích cảm giác thèm ăn. Những người nhịn ăn từ 8 giờ tối hôm trước có xu hướng không cảm thấy quá đói vào bữa sáng hôm sau.
Tuy vậy, bạn cũng nên chú ý khẩu phần ăn sau khi trở lại chế độ dinh dưỡng bình thường. Cơ thể con người có xu hướng tăng cảm giác thèm ăn để tránh đói. Do đó, các chất dẫn truyền thần kinh và hormone gây kích thích có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm sau một thời gian nhịn ăn kéo dài.
Nhịn ăn gián đoạn đã được chứng minh giúp làm giảm hormone kích thích cảm giác thèm ăn.
Tác động đến não bộ
Trên thực tế, một số người có thể cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn khi tuân thủ các kế hoạch nhịn ăn. Việc làm này giúp não tăng cường khả năng dùng glucose làm năng lượng thay vì tích trữ trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng chuyển đổi trao đổi chất không liên tục và tin điều này đã giúp con người duy trì trạng thái hoạt động tối ưu để săn b.ắn và thu thập thức ăn trong thời kỳ xưa.
Thay đổi cấu trúc của hệ sinh vật trong đường ruột
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, chế độ nhịn ăn không liên tục có thể làm thay đổi cấu trúc của hệ vi sinh vật trong đường ruột bằng cách tăng tỷ lệ lợi khuẩn. Không những vậy, việc làm này thậm chí thúc đẩy phản ứng miễn dịch với các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn có hại như salmonella typhimurium gây nên.
Chuyên gia Rothberg suy đoán, hạn chế chất dinh dưỡng đi vào ruột có thể giảm nhẹ gánh nặng tiêu hóa và thay đổi hệ vi sinh vật, khiến chúng trở nên có lợi cho cơ thể.
Tác động đến độ nhạy Insulin
Ở những người khỏe mạnh, tiêu thụ thực phẩm sẽ kích thích giải phóng insulin, loại hormone đưa glucose vốn là sản phẩm của quá trình tiêu hóa carb vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng hoặc dự trữ cho sau này. Do đó, khi ngừng ăn, nồng độ hormone này sẽ giảm kéo theo khả năng cải thiện độ nhạy insulin, từ đó chống lại bệnh tiểu đường.
Khi ngừng ăn, nồng độ hormone này sẽ giảm kéo theo khả năng cải thiện độ nhạy insulin, từ đó chống lại bệnh tiểu đường.
Hạn chế hấp thụ calo cũng đồng nghĩa với giảm lượng đường huyết, cải thiện lipid và hạ huyết áp.
Ngoài ra, nghiên cứu trên động vật được công bố trên Tạp chí JAMA Internal Medicine đã chỉ ra, nhịn ăn gián đoạn có thể giúp đẩy lùi sự tiến triển của các bệnh chuyển hóa ở chuột thí nghiệm.
Có nên nhịn ăn hay không?
Tránh tiêu thụ thực phẩm trong thời gian dài cũng gây nên những mặt trái đáng lưu ý. Nhịn ăn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Vì lý do này, Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ không khuyến khích những người có t.iền sử các bệnh về ăn uống áp dụng chế độ ăn chay, trong đó có nhịn ăn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng được khuyên không nên nhịn ăn. Người mắc bệnh tiểu đường càng không nên vì việc hạn chế bổ sung năng lượng trong thời gian dài có thể dẫn đến những thay đổi trong lượng đường huyết.
Nếu bạn nhịn ăn chỉ để giảm cân, hãy nhớ việc hạn chế calo luôn gây nên tác dụng phụ. Do đó, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên các chị em nên lựa chọn ăn chay thay vì nhịn ăn hoàn toàn.
(Nguồn: Livestrong)
Nhung Mai
Theo baodansinh