Nghiên cứu trường hợp mới đây cho thấy hình ảnh g.ây s.ốc của người đàn ông bị ung thư da không được điều trị, dẫn tới hiện tượng mọc “sừng rồng” trên lưng.
Nghiên cứu trường hợp mới trên Health cho thấy, người đàn ông 50 t.uổi, bị ung thư da nhưng không điều trị dẫn tới sự phát triển của một chiếc “sừng rồng” trên lưng dài khoảng 60cm. Đây là trường hợp được nêu chi tiết trên tạp chí BMJ Case.
Theo báo cáo, một tổn thương đã phát triển sau lưng người đàn ông trong 3 năm trước khi đến thăm khám tại một bệnh viện ở Anh. Khi các bác sĩ kiểm tra, họ đã ghi lại những phát hiện về chiếc “sừng rồng” được cắt ra khỏi lưng có kích thước khủng với chiều dài khoảng 60cm, chiều rộng khoảng 30cm. Ngoài việc sở hữu nước da trắng, người đàn ông này được báo cáo không có yếu tố nguy cơ đáng kể nào của bệnh ung thư da như phơi nắng, t.iền sử gia đình về bệnh ung thư da ác tính hay bị ức chế miễn dịch…
Người đàn ông 50 t.uổi, bị ung thư da nhưng không điều trị dẫn tới sự phát triển của một chiếc “sừng rồng” trên lưng dài khoảng 60cm.
Các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ mô và lấy một mảnh ghép da từ đùi để sửa chữa khu vực mà sừng, được tạo thành từ keratin. Sau khi kiểm tra mô, họ chẩn đoán người đàn ông bị ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), ung thư da không phải khối u ác tính phổ biến thứ hai. Báo cáo lưu ý rằng sừng ở da được cho là do kết quả của 61,1% ung thư lành tính, 23,2% t.iền ung thư hoặc 15,7% trường hợp ung thư ác tính tiềm ẩn. Báo cáo giải thích, những kiểu tăng trưởng lớn như “sừng rồng” mọc ở lưng của người đàn ông là không phổ biến vì hầu hết các trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy đều được chẩn đoán và điều trị sớm trước khi trở thành “sừng rồng” thế này.
Theo báo cáo, nhiều trường hợp bị ung thư biểu mô tế bào vảy phát triển thành “sừng rồng” ngày càng phổ biến ở châu Âu. Mặc dù sừng mọc ở da rất hiếm nhưng các chuyên gia hi vọng phát hiện này sẽ làm cho người dân nâng cao nhận thức hơn nữa về bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy.
Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) là gì?
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm 20% trong tất cả các trường hợp ung thư da. Không giống như ung thư biểu mô tế bào đáy, sẽ bắt đầu ở phần dưới của lớp biểu bì, ung thư biểu mô tế bào vảy bắt đầu trong các tế bào phẳng ở phần trên (bên ngoài) của nó.
Ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất hiện ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của cơ thể, bao gồm mặt, tai, cổ, môi và mu bàn tay, và nó cũng có thể phát triển trong các vết sẹo hoặc vết loét da dạng mãn tính ở nơi khác.
Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm 20% trong tất cả các trường hợp ung thư da.
Ung thư biểu mô tế bào vảy – Dấu hiệu phát hiện bệnh
Theo Webmd, ung thư biểu mô tế bào vảy thường bắt đầu như một vết sưng hình vòm hoặc một mảng da đỏ, có vảy. Nó thường thô ráp, có thể dễ dàng ra m.áu khi cạo. Khi phát triển lớn hơn có thể bị ngứa hoặc đau. Nó cũng có thể xuất hiện thông qua các vết sẹo hoặc vết loét da dạng mãn tính, vì vậy hãy kiểm tra mọi thay đổi và báo cáo với bác sĩ của bạn.
Ung thư biểu mô tế bào vảy thường bắt đầu như một vết sưng hình vòm hoặc một mảng da đỏ, có vảy.
Phòng tránh ung thư biểu mô tế bào vảy bằng cách nào?
CDC chỉ ra rằng cả ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy đều có thể chữa được nhưng có thể gây biến dạng và điều trị tốn kém. Do đó, phòng ngừa là chìa khóa ngăn chặn ung thư da nói chung. Nên hạn chế tiếp xúc tia UV, chống nắng tích cực để có làn da khỏe mạnh, đặc biệt ở nhóm đối tượng có làn da sáng màu, da bị bỏng, tàn nhang, nhạy cảm, có nhiều nốt ruổi, t.iền sử gia đình có người bị ung thư da…
Nguồn: Health, Webmd/Helino
Tưởng mụn cóc ở chân, bàng hoàng khi biết đó là ung thư da nguy hiểm
Người phụ nữ bị một mụn cóc ở gót chân trái. Đến khi bác sĩ thông báo kết quả chẩn đoán thì bà đã bàng hoàng. Thứ nổi trên gót chân đó không phải là mụn cóc mà là ung thư da.
Người phụ nữ bị một mụn cóc ở gót chân trái. Đến khi bác sĩ thông báo kết quả chẩn đoán thì bà đã bàng hoàng – Ảnh minh họa: Shutterstock
Bà Rachel Solvason (40 t.uổi) ở hạt Worcestershire (Anh) phát hiện vết “mụn cóc” lần đầu tiên vào giữa năm 2016. Ban đầu, người phụ nữ nghĩ rằng có thể do một mảnh thủy tinh mắc kẹt trong gót chân, theo Fox News.
Qua thời gian, vết mụn dưới gót chân phát triển ngày càng lớn, trông như mụn cóc. Đến cuối năm 2016, nó tiếp tục lớn dần đến khi to bằng đồng xu và gây đau.
Các loại kem thoa thông thường đều không có hiệu quả. Bà Solvason đã đến khám bác sĩ vào tháng 1.2017. Sau khi kiểm tra, bác sĩ xác định đây không phải mụn cóc và chuyển bà đến Bệnh viện Kidderminster ở thành phố Kidderminster, hạt Worcestershire để sinh thiết.
Kết quả khiến bà Solvason sửng sốt. Vết mụn cóc đó thật ra là ung thư hắc tố, một trong những dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da. Bà Solvason thích phơi nắng nhưng gót chân trái là vùng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, khi biết vết mụn ở chân là ung thư da thì bà đã rất sốc.
Bà Solvason đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ khối u ở gót chân vào tháng 3.2017. Rất nhiều mô đã được cắt bỏ khiến gót chân của Solvason bị một lỗ hổng lớn, theo Fox News.
Bà đã thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ để tái tạo lại gót chân. Lỗ hổng được lấp đầy bằng hợp chất làm từ sụn bò và cá mập. Lớp da gót chân được tái tạo bằng da đùi.
Tuy nhiên, ung thư đã tái phát với một khối u ở háng. Tháng 1.2019, bà Solvason tiếp tục phải phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư và được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.
Thế nhưng, vài tháng sau, ảnh chụp cắt lớp cho thấy ung thư đã lan đến chân, phổi và niêm mạc dạ dày. Bắc sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư ở dạ dày và áp dụng liệu pháp miễn dịch để t.iêu d.iệt ung thư ở những nơi còn lại trong cơ thể.
Sau nhiều tháng điều trị, bà Solvason được bác sĩ thông báo tin vui. Bà đã hoàn toàn khỏi ung thư. Tuy nhiên, bà Solvason cũng được cảnh báo là ung thư có thể tái phát bất kỳ lúc nào, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên