Chế độ ăn giàu đạm động vật sẽ giúp cung cấp nhiều Carnosine, một loại protein đóng vai trò quan trọng trong khả năng chống oxy hóa, miễn dịch và thậm chí là ngăn ngừa sự phát tán, xâm lấn của các tế bào ung thư.
Carnosine là một loại protein dipeptide hiện diện nhiều trong các mô cơ và não.Theo các nhà khoa học, Carnosine có đặc tính chống oxy hóa có thể dọn dẹp các gốc tự do phát sinh từ các quá trình trong cơ thể. Chính các gốc tự do này là tác nhân gây tổn thương tế bào, dẫn đến hiện tượng lão hóa và thậm chí là ung thư. Bên cạnh đó Carnosine cũng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Hầu hết lượng Carnosine được cung cấp thông qua thực phẩm. Theo đó, các loại thịt như: thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm cùng các loại protein có nguồn gốc từ động vật khác đều rất dồi dào Carnosine. Không may là chế độ ăn chay lại khó có thể cung cấp đủ Carnosine mà cơ thể cần.
Mới đây, các nhà khoa học đến từ Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu sâu về khả năng chống ung thư của Carnosine, mà cụ thể là cơ chế ngăn ngừa sự phát tán và tấn công của tế bào ung thư đại trực tràng (CRC). Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí “The American Journal of Chinese Medicine”.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thí nghiệm về khả năng di chuyển và xâm nhập của tế bào ung thư được nuôi cấy, cũng như sự biểu hiện của hiện tượng chuyển dạng trung mô-biểu mô(EMT); Proteinase kim loại trong chất nền ngoại bào (MMPs, nhóm enzyme tham gia vào các quá trình phát triển và xâm lấn của khối u,), sau khi được xử lý bằng Carnosine. Kết quả ghi nhận được chỉ ra rằng, Carnosine có khả năng đồng thời ngăn ngừa sự phát tán và xâm lấn của tế bào ung thư, thông qua ức chế hoạt động của phức hợp protein NF-kB (nhân tố quan trọng trong quá trình sao mã ADN và khả năng chỉnh sửa các biểu hiện gen liên quan đến MMP và EMT.
Minh Nhật
Theo Cancer News/Dân trí
Vì sao đậu đỗ nằm trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng ?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng tiêu thụ các loại thực phẩm thực vật như đậu tương có thể giúp giảm nguy cơ béo phì và tỉ lệ t.ử v.ong, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và thúc đẩy một làn da, tóc khỏe mạnh, cũng như tăng năng lượng.
Bữa ăn nên có thêm các sản phẩm từ đậu tương
Trong quá trình thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Y tế đã ban hành 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020.
Ở lời khuyên số hai, Bộ Y tế nhấn mạnh người dân cần phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ. Vậy căn cứ nào để đưa ra lời khuyên này?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đạm là nguyên liệu chính xây dựng và đổi mới cơ thể, là thành phần của các men, các nội tiết tố, đảm bảo hoạt động chuyển hóa cơ thể.
Đạm động vật có nhiều axit amin cần thiết không thay thế được ở tỉ lệ cân đối nên có giá trị sinh học cao. Thức ăn giàu đạm động vật gồm có: thịt, trứng, cá, sữa, tôm, cua, ếch cà các loại thủy sản… Tuy nhiên, thức ăn động vật thường có nhiều Cholesterol, nếu ăn thừa các sản phẩm chuyển hóa trung gian sẽ gây độc hại cho cơ thể.
Ngược lại, đạm thực vật thường thiếu hoặc ít có các axit amin cần thiết hoặc có tỷ lệ không cân đối đặc biệt là Methionine, Trytophan, Leucine và Isoleucine nhưng đạm thực vật lại có lượng Lysine khá tốt. Các thức ăn thực vật giàu đạm như các loại đậu đỗ thường có ít hoặc không có Cholesterol. Trong khẩu phần ăn cần có tỉ lệ thích hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật. Tối thiểu là 1/3 hoặc tốt hơn là 1/2 đạm tổng số là đạm động vật.
Trong khi đó, cá là loại thức ăn có giá trị sinh học cao, có nhiều điểm còn vượt trội hơn thịt. Trước hết đó là nguồn chất đạm quý, có đủ các axit amin cần thiết. Mỡ cá có nhiều vitamin A, D, ngoài ra còn có nhiều axit béo chưa no cần thiết và ít Cholesterol. Cá, nhất là cá biển có nhiều chất khoáng quan trọng. Thịt của cá rất dễ tiêu hóa và dễ đồng hóa, tổ chức liên kết phân phối đều nên khi luộc chóng chín và mềm, điều đó làm dễ dàng cho quá trình tiêu hóa, hấp thu. Nên giảm thịt và tăng cường sử dụng cá trong khẩu phần ăn. Mỗi tuần nên ăn từ 2 – 3 bữa cá.
Tôm, cua và các thủy sản khác là nguồn đạm động vật tốt, chứa nhiều axit amin cần thiết, một số vitamin quan trọng (A, D, nhóm B) và vi chất cần thiết cho sự phát triển (I-ốt, Đồng, Kẽm). Tôm cua còn là nguồn canxi tự nhiên, dồi dào.
Đáng lưu ý, trong lời khuyên này được Bộ Y tế khuyến cáo nên ăn các loại đậu đỗ. Lý giải điều này với Infonet, Lương y Ngô Đức Phương (Viện thuốc Nam) cho rằng, trong các loại đậu đỗ, đặc biệt là đỗ tương chứa lượng protein (đạm) cao.
“Đậu đỗ là nguồn thực phẩm có nhiều vitamin B, P, PP, một số chất khoáng và vi khoáng quan trọng. Protein của đậu đỗ chủ yếu giàu Lysin là một axit amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Chất béo của đậu đỗ thường giàu các axit béo chưa no cần thiết và không có Cholesterol. Đậu đỗ còn là nguồn thực phẩm cung cấp acid folic và vitamin E rất quý”, lương y Ngô Đức Phương nhấn mạnh.
Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng tiêu thụ các loại thực phẩm thực vật như đậu tương có thể giúp giảm nguy cơ béo phì và tỉ lệ t.ử v.ong, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và thúc đẩy một làn da, tóc khỏe mạnh, cũng như tăng năng lượng, giảm cân.
Đặc biệt, các isoflavone (một loại hợp chất chống oxy hóa phytoestrogens) trong đậu tương có mối liên kết với khả năng giảm nguy cơ loãng xương. Canxi và magiê trong đậu nành có thể giúp làm giảm các triệu chứng t.iền k.inh n.guyệt, điều tiết lượng đường trong m.áu và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Tiêu thụ cũng có thể giảm nguy cơ lão hóa và nhiều bệnh khác…
Theo infonet