Những trải nghiệm đi sinh của chị Thảo Linh nếu nói qua thì chắc các mẹ sẽ tưởng là đi sinh ở một bệnh viện cao cấp nào đó: Ngày thứ 2 sau sinh là đã thấy nhẹ nhàng, ít đau đón, con được sàng lọc sau sinh và đến khi ra viện là vết mổ đã hoàn toàn khô ráo.
Vậy nên hẳn sẽ thật bất ngờ nếu như biết được rằng chị Nguyễn Bùi Thảo Linh (20 t.uổi, hiện đang sống ở Long Biên, Hà Nội) sinh mổ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tổng chi phí cho tất tật dịch vụ mà chị sử dụng trong 5 ngày ở viện chỉ hết: 12 triệu đồng. Số t.iền khiêm tốn so với những trải nghiệm sinh mổ thoải mái, trọn vẹn vượt bậc mà Thảo Linh có được là nằm ở sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cũng như rất thông thái của bà mẹ 9X trước khi lên bàn mổ.
Chị Thảo Linh đã có trải nghiệm sinh mổ nhẹ nhàng.
Sinh mổ nhẹ như không nhờ biết cách lựa chọn những dịch vụ tối ưu
Vốn quan niệm rằng “cửa sinh là cửa tử”, Thảo Linh muốn lựa chọn những bệnh viện tuyến đầu cho lần sinh con của mình. Hơn nữa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng gần với Bệnh viện Nhi Trung ương, nên sẽ thuận tiện chuyển sang nếu em bé có vấn đề gì. Đó là lý do vì sao Thảo Linh đã xin giấy chuyển viện từ bệnh viện quận để khăn gói sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương sinh mổ chủ động vào tuần thứ 39.
Thai kỳ của Thảo Linh diễn ra khá nhẹ nhàng, hầu như không ốm nghén gì, em bé thai hơi to nên chị phải điều chỉnh chế độ ăn uống từ tuần 36. Vấn đề duy nhất là thai ngược, không xoay đầu nên được bác sĩ chỉ định sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và bé. Sinh mổ chủ động, được lựa chọn bác sĩ nên chị Thảo Linh cũng cảm thấy yên tâm phần nào.
Bé chào đời sau khi sinh mổ chủ động.
Trước khi mổ, được y tá chọn tư vấn về các gói giảm đau sau sinh 2,9 triệu và 3,5 triệu, chị Thảo lựa chọn gói 3,5 triệu vì có ít tác dụng phụ hơn. “ Mình may mắn không bị tác dụng phụ nào từ thuốc giảm đau sau sinh, nhờ đó mà mình khỏe re có thể tự chăm con, chỉ bị đau vết mổ lúc tập đi. Lúc lên bàn mổ, mình sợ nhất lúc mũi kim chọc vào tủy sống ở lưng, vì rất buốt, nhưng trong sức chịu đựng được. Sau đó dần dần chân mất cảm giác và tê bì nửa người. Bác sĩ tiến hành phẫu thuật, nửa trên mình rất tỉnh táo, chỉ khoảng 5-10 phút đã thấy bác sĩ lôi em bé ra rồi. Bé Thỏ khóc to lắm, mẹ nhẹ cả người, cảm xúc thật khó tả”, Thảo Linh kể lại trải nghiệm sinh con.
Sau khi khâu vết mổ, chị được đẩy về phòng hồi sức sau sinh. Ở phòng hồi sức từ 20h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau, chị được về phòng nghỉ ngơi và ăn uống lấy sức. Chỉ ngủ thêm một giấc đến tối, tỉnh dậy là chị đã thấy nhẹ nhàng, thoải mái và đã có thể dậy chăm con được. Dù bên cạnh lúc nào cũng có chồng và 2 bà nội ngoại chăm hộ, nhưng chị vẫn làm những công việc đơn giản như cho con bú, thay bỉm để tận hưởng cảm giác làm mẹ đích thực.
Đến ngày thứ 2, sữa cũng bắt đầu về, chị Thảo Linh đã có thể cho con bú được. Chị cũng lựa chọn thêm gói sàng lọc sau sinh cho em bé: “Mình chọn làm gói cơ bản vì suốt thai kỳ không bệnh tật gì và cả 2 bố mẹ đều khỏe mạnh cũng như gia đình không có t.iền sử bệnh. Nhưng vẫn làm để cảm thấy yên tâm hơn“, chị tâm sự thêm.
Chị cũng lựa chọn thêm gói sàng lọc sau sinh cho em bé.
Ngoài ra, điều sáng suốt của chị Thảo Linh còn là ở việc sử dụng chiếu tia plasma cho vết mổ. Nhờ vậy mà chỉ sau 6 lần chiếu, đến khi ra viện, vết mổ đã khô ráo hoàn toàn, tránh những tình trạng như đau vết mổ hay thậm chí là n.hiễm t.rùng vết mổ. Và việc nằm ở khu thường thôi, nhưng phòng ốc sạch sẽ, sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ cũng khiến chị cảm thấy dễ chịu, thoải mái cho đến ngày ra viện.
Em bé Thỏ hiện tại đã được gần 1 tháng t.uổi, tăng từ 3250gram lên 4500gram, trộm vía lúc nào cũng ăn ngủ ngoan ngoãn. Nhưng những trải nghiệm đi sinh vẫn thật rất đáng nhớ với chị Thảo Linh. Và chị muốn chia sẻ lại với các mẹ về những lựa chọn dịch vụ trong quá trình sinh mổ tại bệnh viện Phụ sản để có thêm một tham chiếu, góc nhìn khác cho các mẹ chuẩn bị sinh con.
Làm giấy chuyển tuyến để giảm 80% viện phí, đừng quên sử dụng gói giảm đau sau sinh
“ Mình theo bảo hiểm y tế ở quận Long Biên, nhưng mình muốn được hưởng 80% bảo hiểm nên xin giấy chuyển viện sang Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Thủ tục rất nhanh gọn, chỉ cần đăng kí là được đóng dấu luôn. Mình cũng cần giải thích rõ hơn là giấy chuyển viện chỉ có hiệu lực 10 ngày. Vì mình dự tính sinh vào 38 tuần 3 ngày nên 38 tuần là mình đi xin giấy chuyển viện. Và nhờ vậy mình được hưởng 80% viện phí dù sinh mổ“, Thảo Linh chia sẻ.
Em bé hiện tại của chị Thảo Linh đã gần 1 tháng t.uổi.
Về việc sử dụng gói giảm đau sau sinh, Thảo Linh cũng tâm sự: “ Với mình, “đáng đồng t.iền bát gạo” nhất là dùng gói giảm đau sau sinh. Nhiều người nói tác dụng phụ này nọ nhưng hiện tại mình chưa thấy gì, vì sau sinh mình bổ sung vitamin đầy đủ, không biết sau này như thế nào nhưng hiện tại là sáng suốt. Chứ nếu không có nó, mình nhìn các chị cùng phòng vật vờ quặn người, nằm không được đứng không xong vì quá đau mà sợ thật!“.
Chị dùng mức giảm đau số 5 và cảm thấy đỡ đau cho đến tận hôm xuất viện, về nhà. Bởi trước đó chị nghe nhiều mẹ chia sẻ rằng dùng mức 3 sẽ không đỡ nhiều, còn dùng mức 8 sẽ bị tê chân và nhanh hết thuốc. Chị cho rằng một người mẹ nên lựa chọn sử dụng những điều tốt nhất cho bản thân mình thay vì bị áp lực quá nhiều bởi những định kiến.
Theo chị Linh, nên chọn gói giảm đau mức số 5.
Tổng các chi phí trong quá trình đi sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội của Thảo Linh là 12,2 triệu. Cụ thể trong đó bao gồm:
Chi phí yêu cầu sinh mổ chủ động: 5 triệu.
Chi phí gói giảm đau sau sinh: 3,5 triệu.
Chiếu tia plasma: 1,8 triệu (bao gồm 6 lần, mỗi lần 300.000đồng).
Sàng lọc sau sinh: 1 triệu
T.iền phòng: 400.000 đồng (3 ngày, mỗi ngày 133.000 đồng)
Chi phí t.iền thuốc, dịch vụ ở viện: 500.000 đồng.
Các hạng mục t.iền mổ, t.iền phòng và chi phí t.iền thuốc, dịch vụ ở bệnh viện đã được giảm 80% nhờ bảo hiểm y tế. Còn các chi phí gói giảm đau sau sinh, chiếu tia plasma và sàng lọc sau sinh không được giảm.
Hy vọng rằng với những review chi tiết về quá trình đi sinh của Thảo Linh sẽ góp thêm một góc nhìn khác cho các mẹ. Để từ đó mỗi mẹ đều có những lựa chọn sáng suốt để quá trình đi sinh nhẹ nhàng hơn, có thêm nhiều cảm hứng để tiếp tục con đường làm mẹ đầy hạnh phúc.
Theo Helino
Trải nghiệm kinh hoàng của bà mẹ khi đang sinh mổ mà thuốc gây tê tủy sống không có tác dụng
Lúc nhận thức được chuyện gì đang xảy ra thì cô đã đau đến mức không thể hét lên được. Cô cảm thấy dường như các bác sĩ đã “xé toạc bụng ra”.
Sau 2 ngày chuyển dạ, bà mẹ Jodie Marsden (27 t.uổi) đến từ Wakefield, West Yorkshire (Anh), đã được đưa đi sinh mổ khẩn cấp vào ngày 13/09 vừa qua vì nhịp tim của cô đã bắt đầu giảm theo từng cơn co thắt.
Trước khi mổ, các bác sĩ tại Bệnh viện Pinderfields, ở Wakefield, đã tiến hành gây tê tủy sống để Jodie giảm bớt đau đớn khó chịu trong quá trình phẫu thuật bắt con. Ban đầu, cô cảm thấy thuốc có tác dụng, nhưng rồi nó mất dần hiệu quả. Và lúc Jodie nhận thức được chuyện gì đang xảy ra, thì cô đã đau đến mức không thể hét lên được, cô cảm thấy dường như các bác sĩ đã “xé toạc bụng ra”. Mặc dù vậy, cô cũng đã hạ sinh thành công cậu bé Arthur George Marsden khỏe mạnh, nặng 3,1 kg.
Cậu bé Arthur George Marsden chào đời khỏe mạnh với cân nặng 3,1 kg.
Jodie nói: “Đó là một trải nghiệm rất đáng sợ và tôi bị tổn thương cả tinh thần lẫn thể xác. Tôi sẽ không bao giờ sinh con nữa, chắc chắn là như vậy. Thật đau đớn. Tôi có cảm giác giống như các bác sĩ đang tung hứng trong bụng tôi. Một người ép bụng tôi xuống, còn một người thì xé toạc bụng tôi khi họ kéo Arthur ra. Tôi đau đớn tột cùng. Tôi nhớ mình đã hét lên thật to, nhưng chồng tôi bảo lúc đó nó chỉ phát ra như những tiếng thì thầm. May mắn là các bác sĩ đã nhận ra sự bất ổn của tôi”.
Sau khi theo dõi suốt 16 giờ, cuối cùng Jodie cũng được bế con của mình.
Được biết, Jodie và chồng cô, Matt, đã từng có một lần đầu mang thai sau đám cưới vào tháng 9 năm ngoái, nhưng tiếc là cô đã bị sảy thai ở tuần thứ 7. Sau lễ giáng sinh, vợ chồng cô lại được đón tin vui lần nữa và Jodie có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong 6 tuần cuối cùng trước ngày dự sinh, Jodie lại bị cao huyết áp. Và cô buộc phải gây tê tủy sống để mổ khẩn cấp khi huyết áp của Arthur cũng xuống thấp đến mức nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ.
Mặc dù các bác sĩ đã kiểm tra nhiều lần để đảm bảo rằng thuốc tê có tác dụng trước khi làm thủ thuật, nhưng nó lại ngưng hoạt động trong khi ca mổ đang diễn ra. Khi nhận ra Jodie đang phải chịu đau đớn tột độ, các bác sĩ vội vã cho cô uống thêm thuốc giảm đau nhưng cô cảm thấy dường như chúng cũng không có tác dụng.
Sau phẫu thuật, huyết áp của cô lại đột ngột tăng cao một cách nguy hiểm đồng thời cô mất gần 1,2 lít m.áu. Không còn cách nào khác, các bác sĩ phải tiến hành gây mê toàn thân cho Jodie để cô không bị đột quỵ hoặc lên cơn đau tim.
Sau ca sinh mổ kinh hoàng, Jodie quyết định không sinh thêm con nữa dù cô rất yêu em bé và rất thích công việc làm mẹ.
Jodie chụp hình cùng chồng và con trai. Cô yêu Arthur và cô đang tận hưởng cuộc sống làm mẹ.
Cô nhớ lại: “Khi các bác sĩ kéo Arthur ra, tất cả những gì tôi nhớ là tôi đã nghe thấy tiếng khóc của con nhưng nó lại đột nhiên dừng lại. Tôi không nhìn thấy con nên tôi quay sang hỏi Matt liên tục: “Con đâu?”. Rồi tôi cảm thấy cơ thể mình bay lơ lửng, tôi nghe thấy mọi người nói chuyện nhưng tôi nhìn mọi thứ như từ trên cao nhìn xuống”.
“Tôi nghe các bác sĩ nói rằng họ cần kiểm soát lượng m.áu c.hảy, rồi bác sĩ gây mê nói sẽ đưa tôi vào giấc ngủ. Họ đưa Matt và Arthur ra ngoài, còn tôi phải ở trong phòng mổ thêm 1 tiếng rưỡi nữa mà không được bế con. Trước khi mổ, các bác sĩ đã nói rằng gây mê là biện pháp cuối cùng trong ca sinh mổ. Vì các bà mẹ nên da kề da với em bé ngay lập tức là tốt nhất. Nhưng tiếc là thuốc tê không có tác dụng với tôi nên họ phải làm điều đó”.
Sau khi nằm trong phòng theo dõi suốt 16 giờ sau khi sinh con, cuối cùng, Jodie đã được bế con trai vào ngày hôm sau và hiện cô đang tiếp tục hồi phục tại nhà. Mặc dù rất yêu em bé và rất thích làm mẹ, nhưng Jodie cho biết cô không có kế hoạch sinh thêm con sau lần trải nghiệm “ác mộng” vừa qua.
Jodie cho biết: “Mọi chuyện giống như là một cơn ác mộng và tôi không muốn trải qua nó một lần nữa. Tôi yêu Arthur và tôi đang tận hưởng việc trở thành một bà mẹ, nhưng tôi chắc chắn sẽ không sinh thêm con”.
Nguồn: Dailymail/Helino