Người lớn cần uống 8 ly nước mỗi ngày, còn t.rẻ e.m thì sao?

Không nhiều bà mẹ biết về lượng nước mà t.rẻ e.m cần uống mỗi ngày.

T.rẻ e.m ở các độ t.uổi khác nhau uống lượng nước khác nhau. Dưới đây là số lượng mà trẻ từ 0-6 t.uổi cần uống mỗi ngày.

0-6 tháng

Ở giai đoạn này, em bé đã có tất cả nước cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ không cần cho trẻ uống thêm nước.

Tháng 7-12

Tổng lượng nước uống hàng ngày của t.rẻ e.m trong giai đoạn này là khoảng 900 ml, khoảng 540ml nước đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, phần còn lại đến từ thực phẩm bổ sung và nước uống.

nguoi lon can uong 8 ly nuoc moi ngay con tre em thi sao 7d82c2

Trẻ 1-3 t.uổi

T.rẻ e.m trong giai đoạn này được khuyên uống 1300ml nước mỗi ngày. Lượng sữa chiếm khoảng 500ml, và nước trong thực phẩm ở các bữa ăn chiếm khoảng 500ml, 300ml còn lại là nước tinh khiết.

Trẻ 4 – 6 t.uổi

Tổng lượng nước uống hàng ngày của trẻ từ 4-6 t.uổi là khoảng 1600ml, bao gồm 800ml nước mỗi ngày, khoảng 800ml nước trong ba bữa ăn mỗi ngày hoặc sữa.

Cần lưu ý rằng tổng lượng nước của tiêu chuẩn này không phải là nước tinh khiết mà là nước chứa trong thực phẩm như trái cây, sữa, cháo…

Làm sao để biết bé đang cần uống nước?

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé yêu cần được uống nước nhiều hơn.

Nhìn vào màu của nước tiểu

Một trong những cách dễ nhất để xác định xem trẻ có cần uống nước hay không là nhìn vào màu của nước tiểu của bé (không phải nước tiểu buổi sáng). Nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng hoặc vàng sẫm, mẹ nên cho trẻ uống thêm nước.

nguoi lon can uong 8 ly nuoc moi ngay con tre em thi sao 8d281a

Xem số lần đi tiểu

Nếu cha mẹ để ý thấy rằng nước tiểu của trẻ có màu vàng và số lần đi tiểu ít hơn 6-8 lần một ngày thì bạn nên nhắc nhở trẻ uống nước.

Làm sao để tập cho trẻ thói quen uống nước?

Một số bé rất nghịch ngợm. Ngay cả khi khát, bé cũng không chịu chủ động uống nước. Vậy làm sao để tập cho trẻ thói quen uống nước?

– Bạn không nên cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ. Uống nước trước khi đi ngủ có thể làm tăng gánh nặng thận của trẻ, tăng tần suất đi tiểu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

– Trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi không nên uống nước trái cây hay đồ uống vì có thể gây sâu răng và béo phì.

– Bố mẹ nên cho nước vào trong chai nước có hình dạng bắt mắt hoặc một chiếc cốc xinh xắn để khuyến khích trẻ uống nước.

– Đ.ứa t.rẻ là hình bóng của cha mẹ. Vì vậy, nếu muốn trẻ uống nước nhiều hơn, cha mẹ cần làm gương cho con cái. Bạn uống nước nhiều hơn sẽ là cách để khuyến khích bé uống nước nhiều hơn. Nếu nước đun sôi có vẻ khó uống, bạn có thể thêm chút nước hoa quả hoặc mật ong để đổi mới hương vị.

Quỳnh Trang

Theo Sohu/emdep

Viên đạn nằm trong bàng quang người đàn ông suốt 18 năm

Viên đạn mắc kẹt trong bàng quang một người đàn ông Mỹ suốt 18 năm. Ông đã buộc phải tìm đến bác sĩ vì không chịu nổi những cơn đau nhói mỗi khi đi tiểu hay x.uất t.inh.

hai phong du dinh mien 100 hoc phi tu mam non den trung hoc 6efe40

Viên đạn đã nằm trong bàng quang người đàn ông suốt 18 năm – Ảnh minh họa: Shutterstock

Suốt 1 năm, người đàn ông 42 t.uổi ở bang Connecticut (Mỹ) bị những cơn đau khó chịu khi đi tiểu hay x.uất t.inh. Trước đó 18 năm, ông đã bị 1 viên đạn b.ắn vào bàng quang, theo Daily Mail.

Tuy nhiên, các bác sĩ không thể lấy viên đạn ra ngoài. Vì nếu bất chấp lấy viên đạn ra có thể gây những tổn hại nặng hơn cho cơ thể bệnh nhân. Do đó, viên đạn vẫn nằm trong bàng quang người đàn ông suốt 18 năm.

Ban đầu, lúc nhập viện sau khi b.ị b.ắn, người đàn ông không thể đi tiểu theo cách bình thường. Các sĩ đã phải đặt ống thông để giúp ông đi tiểu. Ống này sẽ được đưa vào bàng quang qua niệu đạo để rút nước tiểu ra ngoài.

Cách thông tiểu này được thực hiện liên tục suốt vài tuần cho đến khi người đàn ông bình phục sau vết thương. Từ đó về sau, ông có thể đi tiểu bình thường mà không gặp vấn đề gì.

Nhưng vào năm 2018, ông bắt đầu bị những cơn đau ở bên phải bàng quang, thỉnh thoảng lại bị bí tiểu. Không những vậy, ông còn bị đau nhói mỗi khi tiểu hay x.uất t.inh.

Lúc đến bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành nội soi bàng quang. Họ phát hiện viên đạn bên trong. Viên đạn có kích thước 30 x 25 mm.

Qua thời gian, các lớp khoáng chất tích tụ quanh viên đạn, khiến viên đạn thành sỏi bàng quang. Nó làm tổn thương thành bàng quang và mắc kẹt lại trên đó.

Nhờ những phương pháp điều trị hiện đại, các bác sĩ có thể điều trị hiệu quả mà không gây tổn thương bàng quang. Nhóm phẫu thuật đã gây mê cho bệnh nhân. Sau đó, họ dùng thiết bị tán sỏi bằng laser và sóng siêu âm để phá vỡ viên đạn thành những mảnh nhỏ.

Tuy nhiên, cách này chỉ có thể phá vỡ lớp khoáng chất cứng bên ngoài viên đạn. Những mảnh nhỏ khoáng chất này có thể đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Nhưng viên đạn lại rất cứng, không thể phá vỡ bằng laser hay sóng âm.

Các bác sĩ buộc phải thực hiện ca phẫu thuật mở, rạch một đường ở bụng bệnh nhân để tiếp cận bàng quang. Viên đạn đã được loại bỏ thành công và nộp cho cảnh sát, theo Daily Mail.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *