Những đại kỵ khi uống trà xanh cần biết để khỏi mang họa

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh trà xanh có tác dụng tích cực tới sức khỏe. Nhưng thức uống này không phải dành cho tất cả mọi người, đặc biệt rất ‘độc’ với một số người mắc bệnh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú…

nhung dai ky khi uong tra xanh can biet de khoi mang hoa af6376

Ảnh minh họa: Internet

Theo Th.sĩ, BS Nguyễn Văn Tiến, uống trà xanh buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo, làm việc hiệu quả, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh hoặc các đối tượng này, cần phải lưu ý những điều sau:

Người bị táo bón: Các chất phenol, tanin trong lá chè có tác dụng gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm táo bón nặng thêm.

Người suy nhược thần kinh và mất ngủ: Chất cafein trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi tối sẽ mất ngủ nặng hơn. Chỉ nên uống trà nhạt hay trà ướp hoa vào buổi sáng và trưa.

Người thiếu m.áu: Chất tanin trong lá trà sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu sắt dẫn đến bị thiếu m.áu.

Người thiếu canxi và bị loãng xương: Vì cafein trong trà sẽ thúc đẩy bài tiết canxi, mặt khác cafein lại ức chế hấp thu canxi ở ruột.

Người bị bệnh gút: Chất tanin trong trà làm bệnh nặng hơn. Người bệnh gút đặc biệt chú ý không nên uống trà xanh hãm lâu.

nhung dai ky khi uong tra xanh can biet de khoi mang hoa 1febc7

Chất tanin của trà hòa vào tuần hoàn m.áu sẽ gây ức chế hormone kích thích bài tiết sữa, làm thiếu sữa. Chất tanin, cafein còn có thể qua sữa mẹ truyền sang cơ thể bé, gây kích thích làm trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân. Do vậy phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà. Ảnh minh họa: Internet

Người bị bệnh tim và tăng huyết áp: Uống trà nhiều tim sẽ đ.ập nhanh, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và bệnh cao huyết áp.

Người bị bệnh xơ cứng động mạch: Do trà có nhiều chất hoạt tính sinh học như cafein, chất kiềm, làm tăng hưng phấn nên mạch m.áu dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ m.áu cho não, lưu lượng m.áu chậm lại dễ phát sinh tắc động mạch não.

Người sốt cao: Cafein của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể người và giảm hiệu quả thuốc.

Người bị bệnh gan: Cơ cấu hoạt động và chức năng của gan sẽ bị tổn hại nếu người bị bệnh gan uống quá nhiều trà xanh. Hầu hết chất caphein trong nước trà xanh sẽ đi vào quá trình trao đổi chất của gan, khiến cho chức năng của gan bị suy yếu.

Người bệnh sỏi đường tiết niệu: Trà chứa nhiều aicd oxalic, acid này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.

Người thần kinh yếu: Bạn đừng ngạc nhiên khi phải thao thức cả đêm chỉ vì một cốc trà xanh đặc. Đó là do chất caffein trong trà kích thích không tốt lên não bộ, nó đặc biệt không tốt nếu bạn vốn là người có thần kinh yếu.

nhung dai ky khi uong tra xanh can biet de khoi mang hoa 2faf8e

Người bị bệnh gan không nên uống trà xanh. Cơ cấu hoạt động và chức năng của gan sẽ bị tổn hại nếu người bị bệnh gan uống quá nhiều trà xanh. Hầu hết chất caphein trong nước trà xanh sẽ đi vào quá trình trao đổi chất của gan, khiến cho chức năng của gan bị suy yếu. Ảnh minh họa: Internet

Người bị viêm loét dạ dày: Người bị viêm loét dạ dày hãy “tuyệt giao” với nước trà xanh ngay lập tức. Đó là vì: Trong dạ dày có dung môi este phốt phát, hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm bởi chất ta-nanh có trong trà. Điều này khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra một lượng acid dạ dày rất lớn làm cho bệnh viêm loét dạ dày ngày càng nặng thêm. Không những thế, hoạt động của nhu động ruột cũng bị chậm lại và rất có thể bạn sẽ bị táo bón.

Phụ nữ trong thời kỳ k.inh n.guyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, t.iền mãn kinh không nên uống trà nhiều: Trong thời kỳ k.inh n.guyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt. Vì vậy, phụ nữ đang trong chu kỳ k.inh n.guyệt, mang thai không nên uống trà. Khi sắp sinh nở mà uống nhiều trà sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, mất sức. Chất tanin của trà hòa vào tuần hoàn m.áu sẽ gây ức chế hormone kích thích bài tiết sữa, làm thiếu sữa.

Chất tanin, cafein còn có thể qua sữa mẹ truyền sang cơ thể bé, gây kích thích làm trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân. Do vậy phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà. Phụ nữ t.iền mãn kinh hay có các rối loạn về tim mạch cũng không nên uống trà.

Trẻ nhỏ: Người lớn thường không cho trẻ uống nước trà bởi axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm… tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở t.rẻ e.m.

nhung dai ky khi uong tra xanh can biet de khoi mang hoa b8fd03

Nếu bạn có thói quen dùng trà để uống thuốc hoặc là sau khi uống thuốc uống trà ngay thì hãy dừng lại ngay nhé. Bởi các thành phần trong trà và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học. Phản ứng này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và cơ thể khó hấp thụ hơn. Ảnh minh họa: Internet

Người thiếu m.áu, thiếu sắt: Hàm lượng tannic axit có trong trà xanh sẽ làm hạn chế khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể người. Chính vì vậy, trà xanh là “khắc tinh” đối với người đang bị thiếu m.áu, thiếu sắt (phụ nữ mang thai, đang trong thời kì “đèn đỏ”).

Ngoài ra, nên chú ý những điều sau:

Uống trà ngay sau bữa ăn

Trà xanh rất là tốt cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào sử dụng trà cũng tốt đâu bạn nhé. Bởi trà xanh có nhiều axit tanna. Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho các protein và sắt có trong thức ăn kết hợp với axit tanna trong trà sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn.

Uống nước trà đã pha để lâu

Nước trà xanh để lâu sẽ khiến cho lượng caffeine tăng lên, khi bạn uống trà này sẽ có cảm giác khó chịu. Chắc các bạn cũng thấy, nước trà sau khi pha vài tiếng sẽ bị xỉn màu, và đặc biệt là các vitamin B và C bị đã bị p.hân h.ủy. Trà xanh để lâu thì lượng axit tannic tăng lên. Và đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút, bệnh tăng axit uric.

Vì thế, nước trà xanh pha để lâu các bạn tuyệt đối không nên sử dụng nữa nhé. Tốt nhất, các bạn nên uống trà ngay sau khi pha 4-5 phút nhé.

Uống trà quá đặc

Trà đặc có chứa hàm lượng caffein khá là cao. Nên khi uống sẽ khiến kích thích thần kinh, tăng độ hưng phấn. Nếu uống trà, đặc biệt là trà đặc trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Không chỉ vậy, trà đặc còn là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn. Hiện tượng này lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu m.áu.

nhung dai ky khi uong tra xanh can biet de khoi mang hoa ae6bb7

Đối với các loại thực phẩm giàu đạm như thịt dê và thịt chó. Nếu sau khi ăn mà uống trà ngay thì các axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein để tạo thành tannalbin. Tannalbin là thành phần có tác dụng giữ nước, không tốt cho đại tiện. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến táo bón và không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Nhai/nuốt lá trà

Thói quen nhai sống lá trà và nuốt không hề tốt chút nào các bạn nhé. Bởi khi nhai, thành phần đường có trong lá trà xanh sẽ bị phân giải do nhiệt độ trong miệng. Và đây là cách mà các bạn đang tạo ra các chất benzopyrene gây ung thư làm nguy hiểm đến sức khỏe.

Uống trà lúc đói

Nhiều người có thói quen uống trà xanh lúc đói. Điều này rất là có hại cho sức khỏe đấy các bạn nhé. Trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Có nhiều trường hợp uống trà lúc đói dẫn đến hiện tượng say trà.

Uống trà sau khi ăn thịt dê, thịt chó

Đối với các loại thực phẩm giàu đạm như thịt dê và thịt chó. Nếu sau khi ăn mà uống trà ngay thì các axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein để tạo thành tannalbin. Tannalbin là thành phần có tác dụng giữ nước, không tốt cho đại tiện. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến táo bón và không tốt cho sức khỏe.

Dùng trà để uống thuốc

Nếu bạn có thói quen dùng trà để uống thuốc hoặc là sau khi uống thuốc uống trà ngay thì hãy dừng lại ngay nhé. Bởi các thành phần trong trà xanh và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học. Phản ứng này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và cơ thể khó hấp thụ hơn.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Uống nhiều nước ép trái cây có thật sự tốt cho sức khỏe?

Nghiên cứu của Trường y tế công cộng Havard và ĐH MA ở Thượng Hải cho biết nước ngọt không đường và nước ép trái cây nguyên chất vẫn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

uong nhieu nuoc ep trai cay co that su tot cho suc khoe 0bd62a

Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, vì thế ngày nay nhiều người chuyển sang uống nước ép trái cây thay cho các loại nước ngọt và các thức uống khác. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho rằng uống nước ép trái cây nguyên chất và nước ngọt không đường vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Theo medical news today, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường y tế công cộng Havard và ĐH MA ở Thượng Hải đã phân tích dữ liệu thu thập được trong 22-26 năm từ 76.531 phụ nữ tham gia lớp tập huấn Nurses’ Health Study giữa 1986-2012. Tiếp theo sau đó nhóm nghiên cứu này lấy kết quả từ 81.597 phụ nữ tham gia vào Nurses’ Health Study II giữa 1991-2013. Cuối cùng nhóm nghiên cứu tiếp với 34.224 nam giới từ nhóm Health Professionals’ Follow-up Study đăng ký từ năm 1986 đến 2015.

uong nhieu nuoc ep trai cay co that su tot cho suc khoe 815138

Theo kết quả nghiên cứu nước ngọt cho người ăn kiêng vẫn chứa đường và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 18%. Ảnh: Internet

Để có kết quả chính xác, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bảng câu hỏi cho những người tham gia hỏi họ có thường xuyên tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống nhất định không. Bằng cách phân tích kết quả, các nhà nghiên cứu đã tìm ra tần suất người tham gia uống các thức uống có đường nhất định và bắt đầu tính toán.

Kết quả cho thấy những người thường xuyên nước ép trái cây không đường với mức 4 ounce mỗi ngày trong bốn năm đã thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 16% trong bốn năm tiếp theo sau đó.

Đặc biệt, đối với những người thường uống có vị ngọt nhân tạo – chẳng hạn như soda ăn kiêng với cùng một lượng 4 ounce mỗi ngày sẽ tăng 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Từ đó nhóm nghiên cứu rút ra kết luận nước ngọt không đường dành cho người ăn kiêng vẫn chưa hẳn an toàn cho người sử dụng.

uong nhieu nuoc ep trai cay co that su tot cho suc khoe d87630

Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin nhưng theo GS Frank Hu, không nên lạm dụng thức uống này quá nhiều. Ảnh: Internet

Từ những thông số trên, nhóm nghiên cứu cũng khuyên rằng nên thay thế các loại nước ngọt nhân tạo bằng các thức uống không đường như trà xanh, cà phê không đường. Bởi những thức uống này gây bệnh tiểu đường loại 2 rất thấp chỉ dưới 2%. GS Frank Hu, từ Trường Y tế Công cộng Harvard, cho biết: “Kết quả nghiên cứu phù hợp với các khuyến nghị hiện tại để thay thế đồ uống có đường bằng đồ uống không chứa calo không có chất làm ngọt nhân tạo”. Ông Frank Hu cũng khuyên nên uống nước ép trái cây chừng mực mặc dù thức uống này mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

MINH TUẤN

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *