Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được nhất là những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì ăn thịt vịt lại thành hại thân.
Ảnh minh họa.
Thịt vịt giàu dinh dưỡng
Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại – nguyên bác sĩ công tác tại Bộ Y tế, thịt vịt là món ăn phổ biến và được xem là món ăn ngon nhất trong các loại thịt gia cầm. Các cụ vẫn nói vịt gà ngan ngỗng.
Các nghiên cứu dinh dưỡng của y học hiện đại cho thấy trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…
Thịt vịt còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe.
Còn theo quan niệm của Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).
Nó còn có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ k.inh n.guyệt ít…
Thịt vịt có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh. Sách “Nhật dụng bản thảo” của Trung Quốc viết: “Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ m.áu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần…” và “Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vận động của nước trong cơ thể”.
Những ai không được ăn thịt vịt?
Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, thịt vịt tốt vậy nhưng không phải ai cũng ăn được, có những người không nên ăn thịt vịt như người mới phẫu thuật, bởi thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.
Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Thịt vịt có vị tanh nên những người bị ho cũng không nên ăn thịt vịt. Bởi vì chất tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.
Ngoài ra, thịt vịt có tính hàn nên những người thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Những người bị bệnh tim mạch, mỡ m.áu cũng không nên ăn thịt vịt nhiều nhất là vùng nhiều da, nhiều mỡ vì dưới lớp da của vịt thường tích rất nhiều mỡ.
Theo infonet
Sống thọ hơn cả người Nhật, đây mới là chế độ ăn trường thọ thế kỷ 21
Chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải đã được các chuyên gia dinh dưỡng thế giới đ.ánh giá cao trong việc giúp con người có một đời sống khỏe mạnh và kéo dài t.uổi thọ.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Mới đây, một báo cáo chỉ ra rằng hiện nay sống thọ nhất là người dân khu vực Địa Trung Hải nhờ chế độ dinh dưỡng. Người dân khu vực này đã soán ngôi sống thọ hơn người Nhật Bản.
Chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải, hay còn gọi là “Mediterranean Diet” được dùng để chỉ tập quán ăn uống lâu đời của dân chúng tại một số quốc gia dọc ven biển Địa Trung Hải. Nói chung, thực đơn trong chế độ ăn uống này gồm phần lớn là rau quả, trái cây và đặc biệt là dầu olive.
Người ta bắt đầu chú trọng tìm hiểu vì sao người dân khu vực Địa Trung Hải lại có khả năng giảm tới 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Và câu trả lời là chế độ ăn của người Địa Trung Hải khá đặc biệt.
Mới đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean diet) đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và giúp bạn giảm cân mà không cần phải ăn kiêng hay giảm lượng ăn.
Người theo chế độ này không phải kiêng ăn, thậm chí sẽ tăng cường nạp nhiều cá, hải sản, thịt nạc, thịt gia cầm, trái cây theo mùa, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, dầu olive, một lượng rất nhỏ sữa và thịt đỏ.
Chế độ ăn Địa Trung Hải được lấy cảm hứng từ các loại thực phẩm ở các nước giáp biển Địa Trung Hải, như Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha và miền nam nước Ý.
Nhóm thực phẩm nên ăn nhiều: Rau củ, trái cây, quả hạch, các loại hạt, cây họ đậu, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, thảo mộc, gia vị, cá, hải sản và dầu ô liu nguyên chất.
Nhóm thực phẩm nên ăn vừa phải: Thịt các loại gia cầm, trứng, phô mai và sữa chua.
Nhóm thực phẩm nên ăn hạn chế: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu…
Nhóm thực phẩm không nên ăn: Các thức uống có đường, thịt chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, dầu tinh chế và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác.
Những thực phẩm nên hạn chế: Các loại thực phẩm có đường: Nước ngọt, kẹo, kem, điểm tâm ngọt…Các loại ngũ cốc tinh chế: Bánh mì trắng, mì ống được làm từ lúa mì tinh chế. Các chất béo chuyển hóa: Bơ thực vật và nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn khác. Các loại dầu đã qua tinh chế: Dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hạt bông…
Ngoài ra, chế độ ăn này cũng khuyến khích bạn duy trì hoạt động thể chất, luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên nên nhớ rằng, tháp này là một mô hình thực phẩm, không phải chế độ ăn rõ ràng nên bạn phải tự xác định lượng calo nạp mỗi ngày để giảm hoặc duy trì cân nặng.
Theo infonet