Béo phì chính là sự tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể. Ngoại trừ những người có bắp thịt nở nang, còn lại tất cả những người có số cân nặng cơ thể vượt quá 20% số cân tiêu chuẩn phù hợp với chiều cao đều được coi là béo phì.
“Đại dịch” của thiên niên kỷ mới
Cũng như đái tháo đường týp II, hiện nay với nhiều công trình nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng: nếu không ngăn chặn kịp thời, bệnh béo phì sẽ trở thành đại dịch của thiên niên kỷ mới. Và kéo theo nó là rất nhiều bệnh khác như: cao huyết áp, suy tim, đái tháo đường, ung thư. Cho đến nay, thực sự bệnh béo phì đã làm giảm t.uổi thọ và chất lượng cuộc sống của con người.
Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có số thống kê nào mang tính chất toàn thể trong dân chúng về bệnh béo phì. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, số lượng người bị bệnh béo phì cũng rất nhiều. Ngay cả người viết bài này cũng có đến 4 đứa cháu bị bệnh béo phì, có đứa mới 14 t.uổi đã nặng gần 90kg, khi đi vào căn nhà nhỏ của người cháu, chỉ thấy toàn là người không thấy đồ đạc đâu cả.
Ở Hoa kỳ, có đến 24% số nam giới và 27% nữ giới bị bệnh béo phì và có sự khác biệt rất lớn về số lượng người bị bệnh này tùy theo t.uổi tác, địa vị xã hội và chủng tộc. Ở lứa t.uổi trên 50, số người bị bệnh cao gấp 2 lần so với những người trẻ t.uổi dưới 20, những phụ nữ có địa vị xã hội thấp, phải làm những công việc nặng nhọc dễ bị béo phì gấp hai lần so với những phụ nữ có địa vị xã hội và kinh tế cao hơn.
Nguyên nhân
Cho đến ngày hôm nay, nguyên nhân thực sự của bệnh béo phì vẫn chưa được biết đến. Có công trình nghiên cứu cho rằng bệnh có tính di truyền, hay những biến đổi trong gen, tuy nhiên tất cả mới chỉ là giả thuyết. Tuy nhiên cơ chế gây béo phì thì khá đơn giản: đó là sự mất cân bằng giữa lượng chất đưa vào và nhu cầu thực sự củq cơ thể. Có ít nhất 7 yếu tố gây ra bệnh béo phì, các yếu tố này tác động qua lại với nhau để gây nên bệnh:
Yếu tố di truyền:
Những nghiên cứu gần đây trên những người sinh đôi, sinh ba hay trên con nuôi của một số gia đình cho thấy: di truyền là một yếu tố rất quan trọng đưa đến bệnh béo phì. Sự tham dự về phần di truyền của bệnh tương ứng với sự di truyền đa gen, có nghĩa là có nhiều gen cùng tham gia.
Di truyền là một yếu tố rất quan trọng đưa đến bệnh béo phì
Yếu tố xã hội:
Là những yếu tố đặc biệt quan trọng gây nên bệnh, nhất là ở phụ nữ. Trong các xã hội phát triển, như xã hội của các nước phương Tây thì bệnh béo phì xảy ra rất nhiều ở những phụ nữ lao động chân tay và có cuộc sống kinh tế thấp hơn là ở những phụ nữ lao động trí óc và có đời sống kinh tế ở mức cao. Thoạt đầu, nghe tưởng như là nghịch lý, nhưng thật sự lại là như vậy.
Các rối loạn nội tiết và chuyển hóa:
Những bệnh nhân bị rối loạn nội tiết và chuyển hóa: u vỏ thượng thận, mãn kinh, rối loạn chuyển hóa đường và lipid… sẽ kích thích tạo mô mỡ. Sự hình thành nhiều mô mỡ trong cơ thể khiến cho sự gia tăng nhu cầu về chất đường, kéo theo gia tăng nhu cầu về insulin, sự gia tăng hai chất này lại kích thích tạo mô mỡ và hình thành một vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn rất khó điều trị.
Việc ngăn ngừa bệnh béo phì ngay từ khi còn nhỏ là rất quan trọng
Yếu tố tâm lý:
Trước đây và ngay cả hiện nay nữa, yếu tố tâm lý cũng đã được khá nhiều người gán cho một tầm quan trọng lớn lao trong việc gây ra bệnh béo phì và chúng ta thường cho rằng những người béo phì là những người có rối loạn về tâm lý và tình cảm. Tuy nhiên, trong thực tế những người không bị béo phì cũng bị rối loạn tâm lý và tình cảm.
Những rối loạn tâm lý và tình cảm của người bị béo phì ngày nay thường được xem là hậu quả của những thành kiến và kỳ thị đối với họ hơn là nguyên nhân của bệnh. Có hai hội chứng rối loạn về tâm thần có thể gây nên bệnh béo phì, đó là: hội chứng ăn uống vô độ và hội chứng ăn đêm, bao gồm biếng ăn vào buổi sáng nhưng lại ăn rất nhiều về ban đêm đi kèm với mất ngủ. Cả hai đều là những yếu tố rất quan trọng gây rối loạn giữa lượng thức ăn đưa vào cơ thể và năng lượng tiêu hao trong quá trình hoạt động, gây ra tích tụ mỡ và tăng trọng
Các yếu tố tăng trưởng của cơ thể:
Sự gia tăng khối lượng cơ thể trong bệnh béo phì có thể do sự gia tăng kích thước của tế bào mỡ, gọi là béo phì phì đại hoặc sự gia tăng số lượng của tế bào mỡ, còn gọi là béo phì tăng sản hoặc phối hợp cả hai. Béo phì xuất hiện ở t.uổi trưởng thành thường là béo phì phì đại và việc giảm cân nặng ở những bệnh nhân này có vẻ dễ hơn chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về lượng cũng như chất của thức ăn đưa vào cơ thể, kết hợp với luyện tập thân thể, và kết hợp sử dụng một số thuốc là được. Trong khi đó, béo phì xuất hiện ở t.uổi thiếu niên thường là béo phì theo kiểu tăng sản hoặc phối hợp cả hai và việc cố gắng giảm cân thật sự rất khó khăn, có nhiều trường hợp gần như là không tưởng. Do đó việc ngăn ngừa bệnh béo phì ngay từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều này trái ngược với tâm lý chuộng những đ.ứa t.rẻ béo tốt mà các bậc cha mẹ trong thời đại hiện nay mong muốn.
Mỹ: 24% nam giới và 27% nữ giới bị bệnh béo phì
Hoạt động thể lực:
Việc giảm hoạt động thể lực một cách rõ rệt ở một xã hội có nền kinh tế phát triển và tiện nghi như ngày hôm nay cũng là một yếu tố rất đáng kể gây nên bệnh béo phì. Ở những người này cán cân về năng lượng sẽ bị thiên lệch cung nhiều hơn cầu và con đường dẫn đến béo phì rất rộng mở. Ngay tại nước Mỹ, mặc dù mỗi người dân đã cố gắng giảm bớt 10% số calorie thức ăn đưa vào cơ thể nhưng tỉ lệ béo phì vẫn tăng lên gấp hai lần so với những năm đầu thế kỷ.
Các tổn thương trên não bộ:
Các tổn thương trên bộ não của bệnh nhân, đặc biệt là ở vùng dưới đồi có thể gay ra bệnh béo phì. Mặc dù nay là một nguyên nhân rất hiếm gặp.
Các dấu hiệu và biến chứng:
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của béo phì gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngay cả ở ngực nữa.
Sự tích tụ quá nhiều mỡ ở lồng ngực, cơ hoành và ổ bụng sẽ gây nên hiện tượng khó thở cho bệnh nhân. Trong trường hợp béo phì nặng, tình trạng khó thở có thể gây nên hội chứng Picwick với những đợt ngưng thở vào ban đêm có thể đưa đến t.ử v.ong. Béo phì còn dẫn đến những rối loạn về chỉnh hình, như: đau và thoái hóa khớp gối, đau lưng và thoái hóa cột sống… Một số phụ nữ có thể bị rối loạn k.inh n.guyệt hoặc không có kinh. Một số khác rất dễ bị cao huyết áp, thiếu m.áu cơ tim, đái tháo đường, ung thư và rất nhiều bệnh khác làm giảm đi chất lượng của cuộc sống và rút ngắn t.uổi thọ của con người.
Ngoài ra khi bị béo phì áp lực của cơ thể sẽ tăng lên nhất là khi đứng làm cho việc m.áu trở về tim bằng đường tĩnh mạch trở nên rất khó khăn. Áp lực trong lòng tĩnh mạch sẽ tăng lên, thành tĩnh mạch cả tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu bị dãn lớn và khi đó sẽ làm cho van tĩnh mạch đóng không kín và m.áu sẽ trào ngược về phía dưới.
Từ đó sẽ gây ra tình trạng suy tĩnh mạch làm chân sưng phù, nặng nề, chuột rút, đau và tê chân, nặng hơn nữa là tình trạng dãn lớn các tĩnh mạch ngoại vi và có thể đưa đến tình trạng hình thành các cục m.áu đông trong lòng tĩnh mạch.
PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM
Theo SK&ĐS
7 triệu chứng t.iền tiểu đường bạn không nên bỏ qua
T.iền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong m.áu tăng cao, mặc dù chưa đến mức phát bệnh tiểu đường nhưng điều đó vẫn có nghĩa là bạn thuộc nhóm nguy cơ lâm bệnh tiểu đường type 2.
Đừng quay lưng với các triệu chứng vì tiểu đường type 2 sẽ lấy đi của bạn nhiều thứ chứ không chỉ hàng chục năm t.uổi đời
Đừng bao giờ để mắc phải tình trạng thừa cân hoặc béo phì, không chịu vận động và tiêu thụ quá nhiều đường. Căn bệnh tiểu đường type 2 không phải chỉ lấy đi hàng chục năm t.uổi đời mà bạn còn có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Luôn để ý nếu bạn nhận thấy mình có 7 triệu chứng sau và hãy nhớ rằng sớm nhận ra vấn đề thì mới có thể xoay chuyển tình thế.
1. Huyết áp cao
Những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bởi vì tăng huyết áp buộc tim phải làm việc nhiều hơn để có thể đẩy m.áu đi khắp cơ thể. Chính điều này lại khiến cơ thể khó loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi m.áu.
Đã mắc chứng cao huyết áp, cơ thể bạn sẽ lâm vào vòng luẩn quẩn khi huyết áp tăng và t.iền tiểu đường sẽ làm cả hai cùng trở nên càng lúc càng trầm trọng hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mắc cùng lúc cả hai sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ dẫn tới suy tim.
Thật không may, cả t.iền tiểu đường và huyết áp cao phần lớn không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Cho nên chỉ cần nhận thấy bị tăng huyết áp, bạn nên đi kiểm tra thật kỹ ở cơ sở y tế ngay lập tức để nhận được những chỉ dẫn ngăn ngừa t.iền tiểu đường.
2. Mắt mờ
Cả t.iền tiểu đường và tiểu đường đều có thể tác động tiêu cực đến tầm nhìn của bạn. Khi lượng đường trong m.áu dao động mạnh từ cao xuống thấp, nó có thể khiến chất lỏng rò rỉ vào ống kính của mắt bạn. Điều đó xảy ra bởi vì cơ thể bạn đã hoạt động quá mức để lấy càng nhiều nước càng tốt từ các tế bào nhằm mục đích loại bỏ lượng đường dư thừa.
Ảnh hưởng nặng nề đến đôi mắt của bạn là chúng sẽ sưng húp lên, thay đổi hình dạng, cuối cùng sẽ cản trở bạn tập trung đúng cách.
Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác cùng dẫn đến việc bị mờ mắt, nhưng nếu bạn để ý thấy mình bị thêm các triệu chứng khác trong số 7 triệu chứng này thì rất có thể t.iền tiểu đường là thủ phạm khiến bạn mờ mắt.
3. Gặp v ấn đề về da
Đôi khi các vấn đề ở bên trong cơ thể chúng ta sẽ biểu hiện ra bên ngoài, mang tính cảnh báo. T.iền tiểu đường chắc chắn là thủ phạm gây ra các mảng sáng bóng, có vảy hoặc các mảng tối, mịn trên da, do nồng độ insulin trong m.áu tăng lên.
T.iền tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu thông m.áu, có thể gây ngứa ở tứ chi, đặc biệt là chân. Bệnh nhân tiểu đường thậm chí có nguy cơ mất đi một bàn chân do lưu thông m.áu bị tổn thương nghiêm trọng, vì vậy bạn hãy hành động thật nhanh nếu có bất cứ nghi ngờ nào về mối liên quan giữa các vấn đề về da của mình với t.iền tiểu đường.
4. Bệnh gút (Gout)
Gout là một dạng viêm khớp làm cho các tinh thể axit uric sắc nhọn phát triển trong mô khớp, khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.
Từng được coi là căn bệnh của… nhà giàu, bệnh gout thường xảy ra do chế độ ăn uống phong phú và quá nhiều. Nó có xu hướng ảnh hưởng đến những người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều tài liệu khoa học đã cảnh báo ngay cả những người không thừa cân vẫn mắc gout, do rối loạn chuyển hóa. Bạn hãy hết sức cảnh giác bởi vì gout cũng là một trong những dấu hiệu t.iền tiểu đường.
5. Đói vô cớ
Đường, hay glucose, là nguồn nhiên liệu chúng ta cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi chúng ta nhận được quá nhiều, insulin được sản xuất bởi tuyến tụy sẽ không thể xử lý glucose hiệu quả. Cuối cùng thì, bạn có thể cảm thấy đói ngay sau bữa ăn, bởi vì cơ thể bạn đã không nhận được những gì nó cần.
Vì đói vô cớ, bạn thường xuyên ăn nhiều hơn mức cần thiết, và sẽ nhanh chóng dẫn tới hậu quả tăng cân ngoài ý muốn, trực tiếp dẫn tới t.iền tiểu đường. Nếu thường xuyên cảm thấy những cơn đói vô cớ, hoặc đói ngay sau khi ăn, tốt nhất là nên uống một ly nước, vừa giúp loại bỏ đường trong nước tiểu của bạn, vừa tăng cảm giác no cần thiết. Hãy đứng dậy và tập thể dục nhẹ nhàng để dần cải thiện độ nhạy insulin trong cơ thể.
6. Mệt mỏi cực độ
Lượng đường trong m.áu dư thừa có thể dẫn đến cơn đói, nó cũng có thể dẫn bạn đến kiệt sức. Khi cơ thể bạn không nhận được nhiên liệu cần thiết, mặc dù ăn đầy đủ thực phẩm cần thiết thì sau khi kết thúc bữa ăn, bạn vẫn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi cực độ. Triệu chứng này cũng có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ t.iền tiểu đường khác, vì khi bạn bị kiệt sức, bạn sẽ nằm bẹp dí một chỗ chứ không dễ gì đứng dậy tập thể dục hoặc có thêm các hoạt động.
7. Liên tục k hát nước
Nếu cơn khát nước mỗi ngày mỗi tăng lên, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể đây cũng là báo hiệu t.iền tiểu đường. Cơ thể của bạn đã làm việc rất chăm chỉ để loại bỏ đường dư thừa trong m.áu, và một trong những cách tự điều chỉnh thông minh của cơ thể là làm loãng m.áu và xả đường chưa qua xử lý ra ngoài qua nước tiểu. Quy trình này khiến tế bào bị mất nước và bạn thường xuyên cảm thấy khát, cho dù liên tục uống.
Nếu nhận thấy triệu chứng này, hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để biết phải bắt đầu tháo nút thắt từ đâu để ra khỏi cái vòng luẩn quẩn hoàn toàn có thể dẫn tới tiểu đường type 2.
Xu hướng bổ sung nước thường được bổ sung thêm cả một lượng đường vào cơ thể
Theo Hhdresearch/viettimes