Phù nề là tình trạng các dịch thể như nước hay huyết tương tích tụ trong các khoang cơ thể hoặc các mô. Dưới đây là những nguyên nhân gây phù nề.
Ngồi quá lâu: Ở một số người, ngồi quá lâu có thể gây phù nề khi đứng dậy hoặc thay đổi tư thế. Khi ngồi với hai chân đặt trên mặt đất trong thời gian dài, trọng lực khiến m.áu dồn nhanh về phía chân, gây sưng phù.
Di truyền: Một số người mắc chứng phù mạch di truyền, một dạng phù nề gây sưng kéo dài vài tuần. Nguyên nhân thường là do hàm lượng protein C1 trong m.áu thấp. Phù mạch ở khí quản, mặt và ống tiêu hóa có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng thận hư: Ở người mắc hội chứng thận hư, m.áu không lưu giữ đủ protein để điều hòa lưu thông; thay vào đó, nước tiểu đào thải protein ra khỏi cơ thể. Lưu thông m.áu bất thường có thể gây phù nề ở mắt và chân.
Suy tim: Suy tim là khi tim quá yếu để bơm m.áu đi khắp cơ thể. Lưu thông m.áu bị ngừng trệ ở các chi, và huyết áp cao ở các tĩnh mạch làm m.áu tràn vào các mô quanh mạch m.áu. M.áu tràn vào các túi khí, gây phù phổi.
Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể gây phù nề ở một số người. Sau một số loại phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật tim, sự mất cân bằng hormone khiến các tĩnh mạch không đủ khả năng giữ các dịch tĩnh mạch, khiến dịch này tràn vào các mô quanh tim và phổi.
Phù nề khi điều trị tăng đường huyết: Tăng đường huyết là một đặc tính của bệnh tiểu đường. Khi điều trị tình trạng này, nhiều bác sĩ sử dụng các biện pháp mạnh để chống lại tác động của đường huyết cao. Tuy vậy, phương pháp này đôi khi có thể gây phù não, thậm chí t.ử v.ong.
Hạ natri m.áu: Hàm lượng natri trong m.áu thấp có thể gây mất cân bằng dịch thể. Nếu lượng nước vào cơ thể cao hơn lượng natri, sự mất cân bằng này có thể gây phù nề. Khi điều trị hạ natri m.áu, bác sĩ thường phân tán dịch thể và các chất điện giải từ từ để tránh gây phù não.
Hóa trị ung thư: Phù nề có thể xuất hiện trong quá trình hóa trị ung thư. Một nhóm thuốc có tên là taxane được sử dụng trong hoá trị có thể làm tăng lượng chất lỏng trong mạch m.áu và làm tăng dịch ngoại bào. Phù nề thường xuất hiện ở cánh tay và cẳng chân.
Hội chứng suy hô hấp cấp: Hội chứng suy hô hấp cấp diễn ra khi các mao mạch ở hệ hô hấp có tính thẩm thấu cao, cho phép quá nhiều dịch lỏng tràn vào các mô lân cận. Điều này làm dịch lỏng tràn vào các túi khí trong phổi./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
Ngã vào nồi lẩu đang sôi trẻ bỏng nặng
Ngày 24/12/2019, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh liên tiếp cấp cứu cho 2 trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do nước sôi, trong đó có 1 trường hợp ngã vào nồi lẩu đang sôi.
Theo đó, bé Nguyễn Bảo M.(2 t.uổi, Quảng Yên, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng mặt, cổ, ngực, cánh – cẳng tay phải, đã được xử trí cắt lọc, băng bỏng tại TTYT huyện Hoành Bồ trước khi chuyển lên Bệnh Sản Nhi Quảng Ninh điều trị tiếp.
Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán: Bỏng nước sôi độ II,III vùng cằm, cổ, ngực, cánh cẳng tay phải, diện tích 15%. Bệnh nhi sau đó đã được điều trị thay băng bỏng, điều trị nội khoa.
Nhập viện cùng ngày với bệnh nhi M. là bé Dường Kim D.(22 tháng t.uổi, Bình Liêu, Quảng Ninh). Trẻ cũng được chuyển cấp cứu từ bệnh viện tuyến dưới trong tình trạng bỏng nước sôi vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân 2 bên, diện bỏng thấm nhiều dịch ra băng, kèm theo sốt cao từng cơn. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị bỏng nhiệt độ II – III vùng lưng, mông, đùi với diện tích 19%.
Cả 2 bệnh nhi bị bỏng 15-20% – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, Khoa Ngoại & Chuyên khoa- Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, chẩn đoán ban đầu xác định: cả hai bệnh nhi bị bỏng 15-20%, cấp độ II – III, nguy cơ tổn thương nặng ở vùng mặt và cổ, cánh tay và vùng thân trước.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành bù dịch, chống sốc, cắt lọc phỏng nước, vảy tiết diện bỏng, sau đó băng vết bỏng bằng gạc tẩm silveryl, chống n.hiễm t.rùng cho bé.
Hiện cả hai bệnh nhi đã tạm ổn định nhưng vẫn rất đau đớn, khả năng điều trị kéo dài.
Các bệnh nhi vẫn đang được tiếp tục, theo dõi tại bệnh viện – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Các bác sĩ khuyến cáo: bỏng nước sôi thường gây tổn thương rất nặng. Trong bữa ăn, nhất là khi có canh nóng hoặc nồi lẩu, người lớn cần đặc biệt cảnh giác, trông chừng trẻ bởi bản tính trẻ rất hiếu động, dễ gây tai nạn.
Trong trường hợp con bị bỏng nước sôi, việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc chậu nước mát, sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm cũng như giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.
Một cách thức khác là liên tục dội nước mát, sạch lên vết bỏng vài lần. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương. Sau đó, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Lưu ý, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh dội lên vết thương để làm mát vì có thể gây tổn thương da. Các bậc phụ huynh cũng không nên áp dụng các biện pháp truyền miệng như phun rượu, bôi kem đ.ánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet