Nữ bác sĩ tâm huyết đóng góp cho khoa học Việt Nam

Với 29 bài báo quốc tế ISI (24 bài là tác giả chính) và có 664 trích dẫn các công trình nghiên cứu, có chỉ số ảnh hưởng H index là 14, ThS, BSCKII Hồ Phạm Thục Lan chỉ có một khao khát, làm sao tiếng nói đóng góp cho khoa học của Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, vươn lên trong khu vực.

nu bac si tam huyet dong gop cho khoa hoc viet nam b1716e

ThS, BS CKII Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trung tâm nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nữ bác sĩ tâm huyết với lĩnh vực cơ xương khớp

Với những nghiên cứu mang tầm ảnh hưởng toàn quốc và đem lại hiệu quả cho ngành y học nước nhà trong việc điều trị bệnh loãng xương ở Việt Nam, ThS, BS CKII Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trung tâm nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh vừa được vinh danh tại G.iải t.hưởng Phụ nữ Việt Nam 2019 tại Hà Nội.

Trong sự nghiệp nghiên cứu tâm huyết của mình, chị là bác sĩ đầu tiên đã nghiên cứu về thiếu vitamin D và ảnh hưởng của vitamin D tới loãng xương và lao phổi ở Việt Nam. Chị đã phát hiện ra ba gen liên quan tới loãng xương ở người Việt và có những đóng góp trong các lĩnh vực viêm khớp, đái tháo đường và béo phì ở Việt Nam.

BS Lan chia sẻ, những ngày đầu khi về trường giảng dạy và tham gia điều trị tại các bệnh viện thấy nhiều người bị bệnh cơ xương khớp và bệnh mãn tính không lây. “Điều đó thôi thúc tôi làm sao có được những nghiên cứu lớn về dịch tễ, bệnh học để ngay từ đầu có thể tiên lượng, phòng ngừa cho người ta bớt bệnh hơn. Và ngay cả khi bị bệnh rồi cũng phải có biện pháp tích cực, giảm gánh nặng cho bệnh nhân và giảm gánh nặng kinh tế cho xã hội”, chị Lan tâm sự.

nu bac si tam huyet dong gop cho khoa hoc viet nam fbcbf4

BS Lan (Áo dài trắng) được vinh danh tại G.iải t.hưởng Phụ nữ Việt Nam 2019.

Nghiên cứu gần đây nhất của chị được đăng trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism (hơn 100 trích dẫn) đã chỉ ra rằng, lượng cơ là yếu tố quan trọng để đ.ánh giá mật độ xương hơn là lượng mỡ. Công trình này cũng đã được ghi nhận rộng rãi trên thế giới. Chị cũng có nhiều nghiên cứu về lượng cơ trong cơ thể, về chế độ ăn chay được trích dẫn trên các tạp chí quốc tế.

Một trong những điểm mới được giới y khoa ghi nhận là những nghiên cứu của ThS Lan đã chỉ ra tần suất loãng xương của Việt Nam khá cao, tương đương với một số nước người da trắng và trong khu vực. “Lần đầu tiên, nghiên cứu của chúng tôi đã chuẩn hóa được mật độ xương của người Việt. Nhờ đó, giúp cho việc chẩn đoán loãng xương được chính xác, giảm bớt chẩn đoán thừa do sử dụng chỉ số người nước ngoài có mật độ xương cao hơn người Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng tôi cũng chuẩn hóa được phần trăm mỡ trong cơ thể – tiêu chuẩn vàng chẩn đoán béo phì hiện nay, ưu thế hơn là dựa vào chỉ số BMI sử dụng chung cho người châu Á”, ThS Lan nói.

Từ nghiên cứu 1.200 người tại Việt Nam, chị Lan đã chỉ ra thực tế, cứ ba người nữ giới thì có một người bị loãng xương và tỷ lệ này ở nam giới là 1/10. Tỷ lệ bị gẫy xương đốt sống lên tới 27-28%, nghĩa là trong 10 người thì có 3-4 người gẫy xương đốt sống. Tình trạng thoái hóa khớp tương tự như vậy, lên tới 38% ở người hơn 40 t.uổi. “Việt Nam là nước nhiệt đới mà tình trạng thiếu vitamin D khá trầm trọng, không khác gì các nước ôn đới”, BS Lan nói.

Muốn khoa học Việt Nam được khẳng định trong khu vực

Dành nhiều tâm huyết cho nghiên cứu khoa học, BS Hồ Phạm Thục Lan đau đáu một tâm sự, so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore… vị trí của Việt Nam trong nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn. “Tôi nghĩ người Việt Nam không thua kém các nước chung quanh. Vì thế, các nhà khoa học như chúng tôi luôn muốn tiếng nói và đóng góp của người Việt Nam trong khoa học mạnh mẽ hơn nữa, để trở lại là con rồng của Đông Nam Á”, BS Lan chia sẻ.

Vì thế, chị và các cộng sự của mình đã miệt mài nghiên cứu và đã gặt hái được thành tựu là 29 công trình nghiên cứu công bố tạp chí quốc tế, 10 công trình nghiên cứu công bố trên tập san trong nước và 17 đề tài Nghiên cứu khoa học đã báo cáo tại các Hội nghị Quốc tế. Hai năm trước, Việt Nam đã ứng dụng giá trị tham chiếu loãng xương từ nghiên cứu của chị để chẩn đoán chính xác tình trạng loãng xương của người Việt Nam.

nu bac si tam huyet dong gop cho khoa hoc viet nam f1d843

BS Lan có nhiều đóng góp cho lĩnh vực cơ xương khớp Việt Nam.

Tuy nhiên, BS Lan cũng chia sẻ, những nghiên cứu của chị dù được quốc tế đ.ánh giá cao, nhưng lại chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn.Trong tương lai, chị hy vọng có thể đưa được nhiều nghiên cứu của mình vào thực tiễn, đặc biệt là việc vận dụng những nghiên cứu trong phối hợp dinh dưỡng với vận động vào thực tế, để có những biện pháp can thiệp, chăm sóc cho người trẻ, người già ở các viện dưỡng lão.

Nữ khoa học trẻ này tin tưởng, với sự phát triển mạnh về nghiên cứu khoa học của Việt Nam những năm gần đây, việc nghiên cứu khoa học sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chị cũng tâm sự, những nghiên cứu của chị mới đang dừng lại ở cộng đồng người phía Nam, chưa có được sự nghiên cứu phối hợp ba miền để có được kết quả nghiên cứu tổng hợp cho người Việt Nam. Bệnh cạnh đó, để tìm được đội ngũ cùng chí hướng, cùng suy nghĩ, cùng dấn thân trong khoa học cực kỳ khó khăn. “Tôi chưa có đội ngũ mạnh mà chỉ mới là những cá nhân rời rạc và làm việc bằng tâm huyết. Vì thế, mỗi cá nhân chúng tôi đều mong muốn tìm được những người cùng đồng hành với mình trên con đường chinh phục khoa học này”, chị Lan giãi bày.

ThS, BSCKII Hồ Phạm Thục Lan đã giành được năm G.iải t.hưởng xuất sắc trong nghiên cứu khoa học:

1. HOSREM 2012 do thành tựu trong nghiên cứu loãng xương.

2.”L’Oreal – UNESCO for women in science” 2015 do đóng góp cho nghiên cứu loãng xương ở châu Á và Việt Nam.

3. G.iải t.hưởng Vinh danh Cống hiến 2016 trong việc xây dựng và phát triển ngành Loãng xương.

4. G.iải t.hưởng Alexandre Yersin 2018 cho các công trình nghiên cứu xuất sắc.

5. G.iải t.hưởng thuyết trình tốt nhất tại Hội nghị quốc tế về xương khớp tại Hồng Công (Trung Quốc) năm 2018.

THIÊN LAM

Theo Nhân dân

Chữa khỏi lao không còn là giấc mơ

Bị lao phổi mà không biết, người đàn ông đã lây bệnh cho hai con trai của mình. Nhưng nếu biết và điều trị sớm, việc chữa khỏi lao không còn là giấc mơ.

“Lời trăn trối day dứt của người cha”

Ông T. (Cà Mau) có cuộc sống viên mãn, quây quần bên con cháu khi ở t.uổi 80. Ông T. có ba người con trai sống gần nhau và cứ sáu tháng, ông lại chuyển tới ở cùng gia đình một người con theo lịch chăm sóc định kỳ mà gia đình đã thống nhất.

Với ông T. cuộc sống ở t.uổi xế chiều rất viên mãn, ngoại trừ việc ông bị ho thường xuyên, mà ông và cả gia đình tin rằng đó là hậu quả của hơn 60 năm hút thuốc. Do vậy, ông chưa nghĩ đến việc đi khám hay tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

chua khoi lao khong con la giac mo 5a4668

Cán bộ y tế tiến hành sàng lọc, xét nghiệm lap tại các hộ gia đình.

Chỉ đến một ngày, ông T. ho ra rất nhiều m.áu và được đưa đi khám, cả gia đình mới biết ông đã bị lao phổi, với tổn thương nặng nề. Và chỉ 1 tuần sau đó, 2 trong số 3 người con trai của ông cũng được chẩn đoán lao phổi theo chương trình sàng lọc người tiếp xúc.

Đến khi nói lời từ biệt cuối cùng với con cháu, ông T. chỉ dặn lại rằng: “Giá như cha biết về căn bệnh này và đi khám bác sĩ sớm hơn. Các con đừng giống như cha”.

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bệnh lao có thể dễ dàng chẩn đoán và chữa khỏi. Tuy nhiên, nhận thức về bệnh lao của nhiều người dân, như gia đình ông T. còn vô cùng hạn chế.

Chữa khỏi lao không còn là giấc mơ

Mỗi năm, có 10 triệu người mắc lao trên toàn thế giới, trong đó, tại Việt Nam ghi nhận hơn 120.000 ca. Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, có thể lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải vi khuẩn bị phát tán trong không khí. Lao chủ yếu gây bệnh ở phổi, nhưng cũng có thể gây bệnh ở cơ quan khác như hạch, xương, màng não… Mặc dù vaccine BCG được sử dụng rộng rãi trên thế giới, vaccine này chỉ bảo vệ được trẻ nhỏ khỏi các bệnh lao thể nặng.

Chủ tịch Hội lao và bệnh phổi quốc tế, Trưởng nhóm nghiên cứu Hô hấp và Dịch tễ môi trường của Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock, GS. Guy Marks cảnh báo: “Không khám và điều trị sớm, bệnh có thể lây lan như cách mà ông T. đã lây cho 2 con trai, làm tăng nguy cơ t.ử v.ong, giảm sức lao động và gây ra gánh nặng kinh tế lớn cho gia đình người bệnh. Ước tính trên thế giới mỗi năm có 1,8 triệu người c.hết vì lao, nhiều hơn bất cứ căn bệnh lây nhiễm nào khác”.

chua khoi lao khong con la giac mo 4568fc

GS. Guy Marks (giữa) trong chuyến công tác tại Cà Mau.

Bắt tay với PGS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam, GS. Guy Marks đã tham gia dự án có tên “ACT3” đầy tham vọng từ năm 2014 tại Việt Nam. Theo đó, triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, chủ động sàng lọc phát hiện bệnh lao tại cộng đồng sử dụng xét nghiệm Xpert có độ nhậy và độ đặc hiệu cao.

PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết: “Cán bộ y tế tiến hành sàng lọc tại hộ gia đình, hỏi về triệu chứng và xét nghiệm đờm sử dụng kỹ thuật của sinh học phân tử cho tất cả mọi người dân mỗi năm một lần. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc sàng lọc và điều trị lao trong 3 năm liên tục đã làm giảm tỷ lệ hiện mắc lao ở người lớn và tỷ lệ mới nhiễm lao ở t.rẻ e.m giảm gần 50%”.

Kết quả nghiên cứu ACT3 được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine, cung cấp bằng chứng khoa học xác đáng khẳng định việc các quốc gia có thể giảm tỷ lệ mắc lao hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại với phương pháp tiếp cận chủ động.

“Kết quả nghiên cứu này đã truyền cảm hứng cho cộng đồng chống lao toàn thế giới, mở ra một hướng đi mang tính đột phá cho chiến lược chấm dứt bệnh lao không chỉ cho Việt Nam mà còn cho các nước có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới”, GS. Guy Marks khẳng định./.

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *