Để chứng minh muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt vàng, Clara Maass tình nguyện cho muỗi mang mầm bệnh cắn, qua đời sau chưa đầy một tuần.
Thế kỷ 17-19, dịch sốt vàng tấn công khắp các thành phố cảng tại Mỹ. Lá cờ tên “ Yellow Jack” được dựng lên để cảnh báo các tàu thuyền tránh xa không cập bến bằng mọi cách. Khi một vùng nào đó mắc dịch, người dân chỉ còn biết đóng kín cửa, ở trong nhà và cầu nguyện. Hiểu biết của giới khoa học về căn bệnh khi đó còn rất hạn chế, chưa có cách chữa trị.
Cuối những năm 1890, xuất hiện một lý thuyết cho rằng muỗi là vật trung gian mang mầm bệnh sốt vàng. Song, đây vẫn chỉ là lý thuyết.
Clara là y tá trưởng tại Bệnh viện Neward German. Cô nổi tiếng với sự tận tình, chăm chỉ trong công việc.
Năm 1899, Clara tình nguyện tham gia làm y tá cho quân đội Mỹ tại Manila, Philippines – nơi dịch sốt vàng đang hoành hành. Là một y tá, mỗi ngày, Clara chăm sóc, chứng kiến hàng trăm binh lính phải chống chọi với căn bệnh, nhiều người c.hết một cách thương tâm. Ước tính, số binh lính c.hết vì sốt vàng nhiều hơn số binh lính c.hết trong các cuộc chiến.
Clara Maassa từng là một y tá trưởng xuất sắc trước khi tình nguyện làm việc cho quân đội Mỹ. Ảnh: Unsung Heroes
Cùng thời gian này, một vài bác sĩ tại Cuba quyết định đi tìm nguyên nhân gây sốt vàng. Họ nhắm tới mục tiêu muỗi Culex fasciata (ngày nay là muỗi Aedes Aegypti), cho rằng đây có thể là vật trung gian truyền bệnh. Song, vì không chắc chắn liệu động vật có bị nhiễm bệnh hay không, các bác sĩ quyết định lấy con người làm đối tượng thử nghiệm, chứng minh lý thuyết trước đó là đúng.
Tuyệt vọng vì không tìm được đối tượng thử nghiệm, cuối năm 1900, quân đội Mỹ đề nghị tặng 100 USD (tương đương 3.000 USD ngày nay) cho những ai tình nguyện để loại muỗi Culex fasciata nghi ngờ gây dịch sốt vàng cắn, nếu bị mắc bệnh sau khi tham gia thử nghiệm được hứa trả thêm 100 USD.
Clara sau khi trở về nhà kết thúc đợt tình nguyện tại Manila ngay lập tức tới Havana nhận lệnh triệu tập. Thành phố này đang phải đối mặt với một đợt dịch sốt vàng khác lây lan trên diện rộng.
Clara đăng ký – trở thành người phụ nữ duy nhất trong danh sách tham gia thử nghiệm với muỗi. Hành động của cô không khỏi khiến mọi người bất ngờ.
Tháng 6/1901, nữ y tá trẻ dũng cảm để tay trần trong phòng thí nghiệm, cho muỗi Culex fasciata được cho là mang virus sốt vàng cắn. Mắc bệnh, cô hồi phục nhanh chóng sau đó. Điều này khiến các nhà khoa học đau đầu: họ đã khá chắc chắn muỗi là vật trung gian truyền bệnh, nhưng không đủ bằng chứng chứng minh điều này, bởi các tình nguyện viên như Clara sau khi bị muỗi cắn vẫn khỏe mạnh.
Gần hai tháng sau, cô tiếp tục đăng ký làm “con mồi”. Lần này, căn bệnh sốt vàng muỗi Culex fasciata truyền cho cô nặng hơn, cô sốt cao, cơ thể đau đớn.
Muỗi Culex fasciata. Ảnh: OggiScienza
Ngày 24/8/1901, chỉ gần một tuần sau khi lên cơn sốt, Clara qua đời ở t.uổi 25. Cái c.hết của cô chứng minh muỗi Culex fasciata là vật trung gian truyền bệnh sốt vàng, gây ra những trận dịch c.hết người, song cũng làm dấy lên làn sóng phản đối trong cộng đồng về việc sử dụng con người làm đối tượng thí nghiệm. Thử nghiệm trên người của quân đội Mỹ cuối cùng buộc phải dừng lại.
Thời gian sau đó, một chiến dịch t.iêu d.iệt có hệ thống loài muỗi này được thực hiện. Chỉ trong vài tháng, không còn một ca sốt vàng nào được báo cáo tại Havana.
Sự hy sinh dũng cảm của Clara xuất hiện trên trang nhất của các trang báo tại Mỹ thời điểm đó. Cô đã đ.ánh đổi mạng sống của mình cứu giúp hàng triệu người khác khỏi bản án t.ử h.ình.
Clara được chôn cất tại Havana, sau này được quân đội Mỹ đưa về quê nhà an táng tại nghĩa trang Newark Fairmount, New Jersey.
Để tưởng nhớ sự hy sinh, cống hiến của Clara Maass cho y học, một bệnh viện tại New Jersey đã lấy tên cô. Năm 1951, Cuba phát hành bộ tem có hình ảnh của Clara vào dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của cô. Năm 1976, nhân ngày sinh nhật thứ 100 của Clarra, Dịch vụ Bưu chính Mỹ cũng phát hành một con tem kỷ niệm tưởng nhớ nữ y tá.
Hình ảnh Clara xuất hiện trên tem thư của Mỹ với dòng chữ “Clara Maass – người hy sinh mạng sống của mình”. Ảnh: Etsy
Sốt vàng là một bệnh xuất huyết cấp tính lây truyền qua muỗi nhiễm bệnh. Từ “vàng” trong tên bệnh chỉ tình trạng vàng da mà một số bệnh nhân mắc phải. Căn bệnh được người Tây Ban Nha gọi là el vomito negro (bãi nôn màu đen), ám chỉ màu đen của m.áu khi người bệnh nôn ra từ thành dạ dày.
Các triệu chứng gồm đau đầu, đau lưng, ớn lạnh, buồn nôn, sốt cao, da chuyển màu vàng nhạt do rối loạn chức năng gan và mật. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân nhiễm virus sốt vàng có các triệu chứng nghiêm trọng, 50% trong số này t.ử v.ong trong 7-10 ngày. Virus sốt vàng đặc hữu tại các khu vực nhiệt đới của Châu Phi, Trung – Nam Mỹ.
Ngày nay, sốt vàng được phòng ngừa hiệu quả bằng vắcxin.
Theo VNE
Mức độ lây lan sốt xuất huyết tại Mỹ Latinh ở mức cao nhất lịch sử
WHO cảnh báo các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết đã tăng đáng kể trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua và hiện đây là bệnh truyền nhiễm qua muỗi có tốc độ lây lan cao nhất thế giới.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được điều trị tại một bệnh viện ở La Paz, Honduras ngày 24/7/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 17/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố báo cáo cập nhật về tình hình diễn biến của bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu, trong đó cảnh báo số ca lây nhiễm tại Mỹ Latinh – 2,7 triệu người trong 10 tháng đầu năm, trong đó có 1.206 người c.hết – là mức cao nhất ghi nhận được trong lịch sử khu vực này.
Phóng viên TTXVN thường trú tại Mỹ Latinh dẫn báo cáo của WHO cho hay 5 quốc gia có số người nhiễm sốt xuất huyết cao nhất thế giới trong năm nay đều là các nước Mỹ Latinh, đứng đầu là Brazil với hơn 2 triệu trường hợp, tiếp đó lần lượt là Mexico, với gần 214.000 trường hợp; Nicaragua, với 157.500 trường hợp; Colombia, với 106.000 trường hợp; và Honduras, với 96.400 trường hợp.
Ngoài Mỹ Latinh, Bangladesh cũng là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ bệnh truyền nhiễm này, với 92.000 ca, cao nhất kể từ khi ghi nhận lần bùng phát dịch đầu tiên trong lịch sử vào năm 2000.
WHO cảnh báo các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết đã tăng đáng kể trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua và hiện đây là bệnh truyền nhiễm qua muỗi có tốc độ lây lan cao nhất thế giới.
Vào thập kỷ 1970, sốt xuất huyết có mặt tại 9 quốc gia thì hiện tại nó đã có mặt tại 128 quốc gia và có thể tác động tới 96 triệu người.
Phó Tổng Giám đốc WHO, Tiến sỹ Soumya Swaminathan thừa nhận bất chấp những nỗ lực của tổ chức này, các biện pháp hiện tại nhằm kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết tỏ ra không đủ hiệu quả, buộc WHO phải tìm kiếm những chiến lược mới.
Một trong những chiến lược đang được xem xét là kỹ thuật làm vô sinh loài muỗi truyền nhiễm sốt xuất huyết, Aedes Aegypti, bằng tia phóng xạ. Đây là kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp Mỹ phát triển đầu tiên nhằm kiểm soát một số loài sâu bệnh làm hại cây trồng và vật nuôi.
Qua 60 năm phát triển, hiện biện pháp này được sử dụng trong ngành nông nghiệp tại tất cả các châu lục và chứng minh được mức độ an toàn cao, và do đó WHO đang kỳ vọng việc áp dụng kỹ thuật này với muỗi Aedes Aegypti, cũng là vật chủ truyền nhiễm các bệnh nhiệt đới nguy hại khác như chikungunya và zika, sẽ làm đáng kể “dân số” của loài muỗi này, và qua đó là nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm trên.
Các bệnh truyền nhiễm qua muỗi, trong đó có sốt rét, sốt xuất huyết, zika, chikungunya và sốt vàng, chiếm tới 17% các ca bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu, và cướp đi sinh mạng của khoảng 700.000 người mỗi năm, theo thống kê của WHO./.
Lê Hà
Theo TTXVN/Vietnamplus