Sau khi cắt ruột thừa, kiểm tra ổ bụng, các bác sĩ còn phát hiện thêm một xương cá đ.âm t.hủng manh tràng của bệnh nhân.
Sáng 22/10, trao đổi với PV Infonet, bác sĩ Nguyễn Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị xương cá đ.âm t.hủng manh tràng.
Trước đó, khoảng 15 giờ 30 ngày 21/10, bệnh nhân Bhling Thị Th. (SN 1992, xã Lăng, huyện Tây Giang) nhập viện trong tình trạng đau vùng thượng vị, sau đó đau lan ra toàn bụng, đau nhiều vùng quanh rốn.
Phẫu thuật viên gắp xương cá ra ngoài cho bệnh nhân.
Chị Th. được bác sĩ trực chẩn đoán đau bụng chưa rõ nguyên nhân, theo dõi đau ruột thừa. Đến 21 giờ 10 cùng ngày, bệnh nhân được hội chẩn, chỉ định phẫu thuật cắt ruột thừa qua nội soi.
Tuy nhiên, sau khi cắt ruột thừa, các bác sĩ còn phát hiện một xương cá trong ổ bụng của bệnh nhân. Lúc này, phẫu thuật viên đã gắp xương cá ra ngoài, đồng thời khâu bít lại vết thủng ở manh tràng và đặt ống dẫn lưu ổ bụng.
Bác sĩ Thông cho biết, hiện tại người bệnh đã tỉnh táo, sức khỏe dần hồi phục. Cũng theo bác sĩ Thông, sau khi cắt ruột thừa, nếu kiểm tra không kỹ sẽ bỏ sót xương cá trong ổ bụng, có thể gây viêm phúc mạc và làm bệnh trầm trọng thêm.
Được biết, ngày trước đó, chị Th. đi đám cưới và có ăn cá diêu hồng.
Theo infonet
Phẫu thuật cắt ruột thừa cho cụ bà 101 t.uổi có t.iền sử tăng huyết áp
Một cụ bà 101 t.uổi thể trạng gầy yếu vừa được các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa và Tổng hợp – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tiến hành phẫu thuật cắt ruột thừa.
Phẫu thuật cắt ruột thừa cho cụ bà 101 t.uổi (Ảnh BVCC).
Người bệnh là cụ bà Đinh Thị Lít trú tại Văn Long – Hưng Hà – Thái Bình nhập viện do đau bụng ngày thứ 2, đau âm ỉ vùng hố chậu kèm theo sốt.
Sau khi tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết người bệnh được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và chỉ định cắt ruột thừa.
BSCKI. Bùi Văn Việt cho biết: Đối với trường hợp người bệnh, khó khăn lớn đặt ra làcụ đã 102 t.uổi, thể trạng gầy yếu kèm theo đó là t.iền sử tăng huyết áp, rung nhĩ. Nhưng nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các phẫu thuật viên cùng kíp gây mê, ca phẫu thuật diễn ra an toàn.
Sau 7 ngày phẫu thuật, sức khỏe người bệnh ổn định, ăn uống sinh hoạt bình thường và đã được xuất viện.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm: Ở người bệnh lớn t.uổi có nhiều bệnh nội khoa đi kèm, việc phẫu thuật sẽ phức tạp hơn do sức chịu đựng và sức hồi phục của người bệnh đã giảm.
Như trường hợp của cụ Đinh Thị Lít, nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm phúc mạc, dẫn đến sốc n.hiễm t.rùng, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Chính vì thế, việc chẩn đoán và phát hiện bệnh viêm ruột thừa để phẫu thuật cắt bỏ từ sớm là một điều hết sức cần thiết để tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Khi người bệnh có biểu hiện đau bụng không nên chủ quan tự mua thuốc uống mà cần đến Bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
Minh Châu
Theo GDTĐ