Rượu vang là một thức uống lên men từ nho, có nồng độ cồn lớn hơn bia và thấp hơn rượu trắng. Uống rượu vang tốt cho tim mạch, giúp giảm huyết áp, có thật sự như vậy không?
Rượu vang dù được lên men từ nho nhưng vẫn là thức uống chứa cồn.
Rượu vang là một thức uống lên men từ nho, có nồng độ cồn lớn hơn bia và thấp hơn rượu trắng. Tuy nhiên, chỉ cần là cồn thì không bao giờ tốt cho tim mạch và sức khỏe.
Cồn khi thâm nhập vào cơ thể sẽ gây tác hại rất lớn, nó có thể kích thích mạnh các dây thần kinh giao cảm, gây ức chế các chất dịch huyết quản và còn làm giảm độ hiệu quả của các loại thuốc huyết áp.
Cho dù là rượu trắng, bia hay rượu vang cũng đều gây ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Ngay cả các Polyphenol (chất tự nhiên xuất hiện nhiều ở rau củ quả và các loại hạt, sở dĩ ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp chúng ta tươi trẻ hơn là nhờ vi chất này) có trong rượu vang cũng không có công dụng làm giảm huyết áp.
Vì vậy, thật không khoa học khi nói rằng “rượu vang đỏ” tốt cho hệ tim mạch!
Thật không khoa học khi nói rằng “rượu vang đỏ” tốt cho hệ tim mạch!
Nhiều năm trước, một cuộc điều tra dịch tễ học cho thấy người Pháp thường có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Dựa trên điều này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng người Pháp có thói quen uống rượu vang đỏ, vì vậy uống rượu vang đỏ mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau bao gồm ung thư vú, ung thư thực quản và xơ gan.
Nói cách khác, miễn là bạn uống rượu đều sẽ tăng nguy cơ bị ung thư, và rượu vang đỏ không hề tốt hơn các loại rượu khác. Nhiều cơ quan chức năng, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phản đối rõ ràng việc sử dụng rượu để bảo vệ huyết quản hoặc tim mạch.
Lạm dụng rượu vang đỏ sẽ mang đến nhiều tác hại thực tiễn hơn là lợi ích nhận được.
Giả sử rằng một thành phần nhất định có trong rượu vang đỏ có tác dụng làm giảm huyết áp, thì bạn cũng không nên lạm dụng rượu vang. Vì những tác hại thực tế có thể sẽ lớn hơn lợi ích nhận được.
Do đó, uống rượu vang không làm giảm huyết áp và cũng không có tác dụng này. Thay vì tin vào những lời truyền miệng, bạn hãy bắt đầu bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, chẳng hạn như giảm cân, giảm lượng natri, bổ sung kali và canxi.
Ăn nhiều trái cây và rau quả, sữa, các loại đậu, đậu nành, giảm chất béo trong chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất, giảm căng thẳng và áp lực, duy trì trạng thái cân bằng, bỏ t.huốc l.á…
Hoa Vũ
Theo Eastday/doisongphapluat
Uống rượu bia bao nhiêu là vừa phải?
Lâu nay nhiều người cho rằng uống 1 ly rượu vang hoặc 1 chai bia mỗi ngày có lợi cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây đã đưa ra những kết luận ngược lại.
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy có mối liên hệ mạnh mẽ giữa đồ uống có cồn và nguy cơ ung thư – ShutterStock
So với những người cả đời không đụng đến một giọt rượu bia nào thì những người uống 7 – 13 ly rượu hoặc bia mỗi tuần có tới 53% nguy cơ bị huyết áp cao, theo một nghiên cứu gần đây trên 17.059 người tại Mỹ, được công bố trên chuyên san Journal of the American College of Cardiology.
Huyết áp cao, được biết đến như là “sát thủ thầm lặng”, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và mất trí nhớ. Chuyên gia Amer Aladin thuộc Trung tâm y tế Wake Forest Baptist (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu trên, thẳng thắn nói: “Nếu bạn uống một lượng rượu bia vừa phải hoặc lượng lớn, nên yêu cầu chỗ bán kiểm tra huyết áp của bạn mỗi lần bạn đến mua, đồng thời kêu họ giúp bạn giảm dần và ngưng hẳn rượu bia”.
Vừa cũng không tốt
Trong nhiều năm trước đây, uống rượu bia vừa phải – thường được xác định là 1 chai bia thông thường hoặc 1 ly rượu vang mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa là 2 đối với nam giới – đã được coi là một cách để giảm nguy cơ đột quỵ. Thế nhưng một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Lancet vào đầu năm nay, liên quan đến hơn 500.000 đàn ông và phụ nữ ở Trung Quốc, đã bác bỏ ý niệm đó. “Uống rượu bia vừa phải không có tác dụng ngừa đột quỵ, mà thậm chí còn làm tăng nguy cơ này”, Giáo sư Zhengming Chen thuộc Đại học Oxford (Anh) khẳng định.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới khác công bố trên chuyên san Canadian Medical Association Journal đã theo dõi thói quen uống rượu bia và sức khỏe tinh thần của người dân ở Hồng Kông và Mỹ trong 4 năm. Các chuyên gia so sánh những người cả đời không uống rượu bia với những người từng uống rượu bia vừa phải song nay đã bỏ. Trưởng nhóm nghiên cứu Michael Ni tại Đại học Hồng Kông cho biết: “Bỏ rượu bia, đồ uống có cồn là yếu tố có liên quan đến việc sức khỏe tinh thần được cải thiện, nhất là đối với phụ nữ”.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn lợi ích
Kết quả một cuộc hồi cứu hơn 1.000 công trình nghiên cứu về rượu bia cũng không tán thành việc uống rượu bia, dù ở mức vừa phải.
“Chúng tôi thấy uống rượu bia ở mức nào cũng kèm rủi ro”, chuyên gia Max Griswold thuộc Đại học Washington (Mỹ) nhấn mạnh. Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Lancet đã tìm thấy “mối liên hệ mạnh mẽ giữa uống rượu bia với nguy cơ ung thư, chấn thương và các bệnh truyền nhiễm”. Trong các nghiên cứu khác, chỉ 1 ly rượu hoặc 1 chai bia mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ ung thư vú tăng 13%, ung thư thực quản tăng 17% và nguy cơ xơ gan tăng 13%.
Chuyên gia Robyn Burton thuộc Đại học King London (Anh) cũng nhận định: “Kết luận của nghiên cứu trên là rất rõ ràng”. Cô gọi nghiên cứu này là cái nhìn toàn diện nhất về gánh nặng toàn cầu từ thói quen uống rượu bia.
Chuyên gia Benjamin Han tại Trung tâm y tế Langone ở New York (Mỹ) chỉ ra rằng rượu bia vừa phải có thể gây rủi ro cho người già có vấn đề về sức khỏe hoặc phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú. “Nguy cơ thấp không có nghĩa là không có nguy cơ”, chuyên gia Han lưu ý.
Rượu bia đều chứa cồn là chất gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư. Cơ thể p.hân h.ủy chất cồn thành acetaldehyd, một hóa chất gây tổn hại ADN và ngăn cơ thể sửa chữa ADN, từ đó thiết lập sự phát triển tiềm tàng của các loại ung thư khác nhau, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Ngoài ra, khoảng 88.000 người ở Mỹ t.ử v.ong mỗi năm do các yếu tố liên quan đến rượu bia, khiến nó trở thành nguyên nhân gây ra những cái c.hết có thể ngừa được hàng thứ ba sau t.huốc l.á và sự kết hợp giữa chế độ ăn uống kém cùng không hoạt động thể chất.
Theo Thanh niên