Một b.é t.rai 4 t.uổi ở Thái Nguyên vừa nhâp viện trong tình trạng rách vùng cổ ngực, cánh tay trái chảy nhiều m.áu. Cùng với đó, 3 người thân khác cũng nhập viện, do bị chó tấn công.
Sáng 28/12, trao đổi với PV, một lãnh đạo khoa Gây mê hồi sức, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, vào khoảng hơn 18h ngày 27/12/2019, Khoa Cấp Cứu đã tiếp nhận 4 trường hợp bị chó tấn công.
Cả 4 nạn nhân đều trú tại TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Trong đó, cháu N.T B. (4 t.uổi) bị nặng nhất, cháu nhập viện trong tình trạng rách vùng cổ ngực, cánh tay trái chảy nhiều m.áu, vết thương ngang vùng cổ hở khí quản là nặng nhất.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho b.é t.rai.
Các bác sĩ chẩn đoán b.é t.rai bị vết thương đứt khí quản, đa vết thương, ngoài ra mẹ của cháu bị chó cắn khiến vùng mặt bị thương nặng, 2 người bác là chủ của con chó vào can cũng đều bị chó cắn dẫn đến bị thương.
“Về cháu bé, sau khi mổ cấp cứu khâu lỗ thủng khí quản, khâu cầm m.áu các vết thương đầu, mặt và tay, cháu đã qua được cơn nguy kịch. Hiện tại cháu có thể nghe và phản ứng lại được nhưng vẫn đang thở máy và được các bác sĩ tích cực theo dõi”, vị lãnh đạo bệnh viện cho hay.
Sau khi được điều trị, tình hình sức khoẻ của 3 người này đã ổn định.
Theo Helino
Xử lý như thế nào khi bị chó tấn công?
Chó bắt đầu tấn công người thì luôn có những biểu hiện cảnh báo trước mà nhiều người thường không để ý như nhe răng, gầm gừ, lông lưng dựng lên…
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ người dân bị chó tấn công, đã có trường hợp phải chuyển đến bệnh viện xử lý vì vết cắn quá nặng.
Ngày 16-8, BV Xanh Pôn (Hà Nội) tiếp nhận một cháu bé hai t.uổi trong tình trạng rách đầu dài, lộ x.ương s.ọ và rách cả vùng hàm, mặt vì bị chó nhà cắn.
Gần đây nhất, ngày 18-8, tại phường 7, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xảy ra vụ việc chó dữ tấn công bất ngờ làm bảy người bị thương.
Ngày 20-8, ông Trần Bảo Toàn, Chủ tịch UBND phường 7, TP Cà Mau, cho biết sau khi vụ việc xảy ra, phường đã vận động tất cả nạn nhân đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để tiêm ngừa phòng dại. Trong đó, một nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn đã được địa phương hỗ trợ chi phí tiêm ngừa.
Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với các chuyên gia về vấn đề trên để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tập tính của loài chó cũng như cách xử lý khi bị chó tấn công.
Dấu hiệu của chó trước khi cắn
Anh Nguyễn Danh Quang, huấn luyện viên Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ Tokio, cho biết chó là loài động vật có tập tính bảo vệ những thứ thuộc sở hữu của nó (thức ăn, nước uống, chó con), bảo vệ lãnh địa của mình và bảo vệ chủ, tài sản của chủ…
Sở dĩ t.rẻ e.m là đối tượng hay bị chó tấn công vì các bé không nhận thức được và xâm phạm vào khoảng không gian sống của chó như vào nhà, vào chuồng, vào vùng hoạt động, sinh hoạt của chó. Hành động này sẽ dẫn đến những phản ứng tự vệ của loài chó để bảo vệ lãnh thổ của chúng.
Một lý do khác, một số loài chó do có tập tính chiến đấu nhưng không được kiểm soát nên dễ cắn người.
Tuy nhiên, khi chó bắt đầu tấn công người thì luôn có những biểu hiện cảnh báo trước mà nhiều người thường không để ý như nhe răng, gầm gừ, lông lưng dựng lên, trong mắt của chó xuất hiện những hình bán nguyệt màu trắng, đầu cúi gằm sát đất kiểu như dạng vồ mồi… Nếu nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo này, người dân sẽ phần nào tránh được các tai nạn đáng tiếc.
Các chuyên gia khuyến cáo khi đưa chó ra đường bắt buộc phải đeo rọ mõm cho chó. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Ba lưu ý khi bị chó tấn công
Về cách xử lý thế nào khi bị chó tấn công, ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ PDS Việt Nam, cho biết điều đầu tiên là phải hết sức bình tĩnh, không nên hoảng sợ mà bỏ chạy, vì chó có tập tính săn mồi nên càng bỏ chạy càng kích thích tập tính của chó.
“Trường hợp bỏ chạy áp dụng nếu khi trên tay mình có áo khoác hoặc đồ ăn, nếu là áo thì cố gắng tìm cách che đầu chó lại, nếu là đồ ăn thì vứt ra chỗ khác để đ.ánh lạc hướng. Trong thời gian đó bạn có thể chạy đi” – ông Hà nói.
Lưu ý thứ hai, khi bị tấn công thì cần một tay che phần cổ, một tay che bộ phận s.inh d.ục, đồng thời hai bàn tay nắm chặt và đứng nguyên. Phần cổ là nơi tập trung nhiều động mạch và tĩnh mạch chính nên rất dễ bị tổn thương.
Nếu trong trường hợp khi đang chạy mà bị ngã thì phải nằm úp xuống, hai tay nắm chặt che gáy, như thế độ sát thương khi bị chó cắn sẽ giảm đi.
Lưu ý thứ ba, nếu như lỡ đã bị chó cắn thì cần cố gắng chịu đựng nằm yên vì chúng có thể chỉ cắn một đến hai cái rồi bỏ đi, nếu càng chống cự chúng sẽ càng cắn mạnh và hung hăng. Thậm chí nếu chống cự khi bị chó cắn có thể sẽ làm cho vết thương nghiêm trọng hơn.
Cả hai chuyên gia đều có khuyến cáo cho những cá nhân nuôi chó khi cho vật nuôi ra đường thì vật nuôi phải được rọ mõm, không được thả rông. Đồng thời phải đăng ký với chính quyền địa phương để vật nuôi được quản lý và tiêm phòng dại theo đúng quy định.
Những việc cần làm ngay sau khi bị chó tấn công
Các chuyên gia đều cho rằng điều quan trọng nhất sau khi bị chó cắn là làm sạch vết thương, dùng bông và nước sạch nhẹ nhàng rửa để vệ sinh ban đầu vết cắn.
Tiếp đó dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết thương, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn y tế hoặc nước ôxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.
Sau khi rửa sạch vết thương, nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó vết thương nhằm cầm m.áu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Trường hợp vết thương lớn quá thì cần phải đến ngay bệnh viện để được xử lý và tiêm phòng dại.
HỮU ĐĂNG
Theo PLO