Theo các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, môi trường ồn ào làm tăng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ và cuộc sống ở khu vực nhiều cây xanh hơn và yên tĩnh hơn làm giảm hậu quả đó.
Mức độ ồn ào chung của đường phố do lưu lượng giao thông tăng thúc đẩy nguy cơ phát triển các dạng đột quỵ nghiêm trọng – Ảnh : Stockvault
Theo Environmental Research, cuộc sống trong một môi trường ồn ào làm tăng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ và cuộc sống ở khu vực nhiều cây xanh hơn và yên tĩnh hơn làm giảm hậu quả đó. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu y tế Hospital del Mar ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Các tác giả của công trình nghiên cứu đã sử dụng cơ sở dữ liệu về đột quỵ thiếu m.áu cục bộ ở Barcelona trong giai đoạn 2005-2014, địa chỉ của 2.761 bệnh nhân và 2 bộ dữ liệu đồ sộ khác. Các bộ dữ liệu này bao gồm Chỉ số thực vật, dựa trên hình ảnh vệ tinh ở Barcelona, cũng như mức độ tiếng ồn ban ngày, buổi tối, ban đêm và tổng tiếng ồn đường phố dựa trên cái gọi là mô hình tiếng ồn thành phố như Barcelona. Ngoài ra, ô nhiễm không khí bởi các hạt vật chất cũng đã được tính đến.
Trong các chỉ số, có một điều đáng ngạc nhiên là nồng độ của các hạt rắn trong không khí không ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của đột quỵ. Nhưng 2 chỉ số khác có thể dự đoán tương quan: mức độ cây xanh xung quanh nhà làm giảm nguy cơ phát triển các dạng đột quỵ nghiêm trọng, còn mức độ ồn ào chung của đường phố do lưu lượng giao thông tăng lại thúc đẩy nguy cơ đó.
Các nhà khoa học lưu ý rằng nghiên cứu này chỉ đề cập đến những bệnh nhân đã bị đột quỵ. Họ cho rằng cũng thật thú vị nếu biết được môi trường ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ phát triển tai biến mạch m.áu não cấp tính nói chung và liệu môi trường có gây ra bất kỳ rủi ro nào không nếu loại trừ các yếu tố rủi ro khác như huyết áp cao, cholesterol hoặc trọng lượng cơ thể dư thừa.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ nguy cấp
Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị đột quỵ nặng. Bệnh nhân là bà Đ.T.H. (61 t.uổi, ngụ phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa).
Khi đang rửa bát đũa thì bà H. đột ngột bị choáng, ngã ra đất. Người nhà đỡ bà H. dậy thì thấy bà bị méo miệng, không nói được, yếu liệt nửa người nên đã lập tức đưa bà H. đến bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân H.. Hiện bà H. đã cử động tốt, ăn uống được
Qua thăm khám, bác sĩ nhận định bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ não. Rất may bệnh nhân được đưa vào bệnh viện trong khoảng thời gian vàng (4 -5 giờ đầu tiên tính từ thời điểm khởi phát đột quỵ) nên đã cấp cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết. Sau hơn 1 giờ đồng hồ cấp cứu tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Đến ngày 20-10, bệnh nhân đã cử động được tay chân, phản xạ nuốt tốt.
Bác sĩ Hoàng Văn Tiến, khoa Nội thần kinh Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai khuyến cáo, người dân khi có các dấu hiệu đột quỵ như méo miệng, nói đớ, không nói được, yếu liệt chân tay… nên nhanh chóng nhập viện để được điều trị ngay. Nếu quá 6 giờ kể từ khi khởi phát bệnh mà không được cấp cứu, người đột quỵ có nguy cơ t.ử v.ong cao.
An Yên
Theo baodongnai