Túi thuốc Đông y được chế tạo đơn giản bằng cách dùng vải mềm khâu thành túi với kích thước phù hợp, bỏ các dược liệu vào bên trong, khâu kín lại rồi đeo vào người, gối đầu, treo trong nhà hoặc phòng làm việc.
Mùa đông thời tiết giá lạnh, hàn khí vượng thịnh, mọi hoạt động của ngũ tạng lục phủ có xu hướng suy giảm, khí huyết lưu thông khó khăn, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể dễ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Đó là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển bệnh tật, nhất là các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp và tim mạch. Vì vậy, mọi người, đặc biệt là người có t.uổi và cao t.uổi, cần chủ động lựa chọn sử dụng các biện pháp để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, trong đó có một phương pháp độc đáo là dùng túi thuốc Đông y.
Túi thuốc Đông y được chế tạo đơn giản bằng cách dùng vải mềm khâu thành túi với kích thước phù hợp, bỏ các dược liệu vào bên trong, khâu kín lại rồi đeo vào người, gối đầu, treo trong nhà hoặc phòng làm việc. Tùy theo công thức được liệu mà mỗi loại túi thuốc có những công dụng phòng bệnh khác nhau. Cụ thể:
Túi thuốc dự phòng bệnh lý đường hô hấp: Thạch xương bồ, quán chúng, bạch chỉ, nhân trần, hoa kim ngân mỗi thứ 50g. Các vị thuốc sấy khô, nghiền nhỏ, trộn đều rồi cứ 15g bột thuốc làm thành một cái túi nhỏ đeo trên người, dùng để phòng tránh các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm…
Thạch xương bồ, nhân trần, kim ngân hoa,… là những vị thuốc dự phòng bệnh đường hô hấp.
Túi thơm ích thọ: Kim ngân hoa 150g, hoài sơn 50g, sơn tra 100g (nghiền thành bột), đan sâm 100g (nghiền thành bột), ngũ vị tử 50g. Các vị thuốc trên trộn chung với nhau, làm thành túi thuốc, dùng để kê đầu khi ngủ, có tác dụng phòng chống bệnh tăng huyết áp, nhồi m.áu cơ tim, thiểu năng tuần hoàn động mạch vành, rối loạn tuần hoàn não…
Túi thuốc bổ phổi trừ ho: Khoản đông hoa 30g, gừng khô 15g, lá tía tô 10g, sài hồ 15g, lá đại thanh 20g, quế hoa 12g. Tất cả các vị thuốc trên nghiền thành bột, cho vào túi vải, buộc kín miệng, treo ở trong phòng, có tác dụng bổ phổi trừ ho bình suyễn, phòng chống viêm khí phế quản, hen suyễn, ho dai dẳng do phế khí hư.
Túi thuốc chống lạnh khỏe người: Gừng khô 15g, bạch chỉ 10g, đại hồi 8g, đinh hương 6g, quán chúng 20 gam, hoa kim ngân 20g. Các loại thuốc trên nghiền thành bột, cho vào túi vải treo trong nhà, mùi vị thơm cay ấm áp lan tỏa khắp phòng, vừa làm sạch không khí trong nhà, loại bỏ cảm giác giá lạnh, vừa có thể t.iêu d.iệt các mầm bệnh trong không khí, phòng chống bệnh tật, đồng thời giúp ôn phế trừ ho, tăng sức đề kháng của cơ thể trong những ngày đông lạnh giá.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn
Theo SK&ĐS
Bệnh dễ gặp mùa đông (2): Bỗng dưng ngủ dậy mặt bị biến dạng
Rất nhiều trường hợp buổi sáng mùa đông ngủ dậy bỗng dưng mặt bị biến dạng, liệt mặt, méo miệng. Làm sao để tránh căn bệnh nguy hiểm này?
Liệt mặt do lạnh
Trong những ngày trời rét vừa qua, có nhiều người phải nhập viện do bị méo mồm, liệt mặt, mắt nhắm mắt mở do liệt dây thần kinh số 7 phải điều trị cả tháng trời. Trường hợp anh N.V.H ở Nam Định là một điển hình.
Anh kể, vào ngày rét sâu vừa qua, khi anh ngủ dậy thì thấy một bên mặt hơi cứng, cảm giác nặng như chì. Ban đầu thì cũng chỉ nghĩ là vì hôm trước làm việc mệt nên ngủ dậy mới có tình trạng đó. Nhưng khi soi gương, anh thấy mặt biến dạng vì miệng bị méo sang một bên. Anh không đến bệnh viện mà tìm đến một thầy lang gần nhà kiểm tra, điều trị mấy ngày không đỡ mới vào bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết anh bị liệt dây thần kinh số 7. Sau khi điều trị tích cực, tình trạng của anh đã được cải thiện.
Liệt dây thần kinh số 7 cần phải điều trị sớm mới không để lại di chứng. Ảnh TL
Theo các bác sĩ bệnh viện Châm cứu TƯ, không chỉ những trường hợp người lớn như anh H, có nhiều trẻ nhỏ cũng xảy ra tình trạng liệt dây thần kinh số 7. Đây là tình trạng hay gặp phải trong những ngày mùa đông. Đa phần các trường hợp mắc phải thường là do lạnh đột ngột làm ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Những người đi thể dục sớm quá trong ngày lạnh hoặc ngủ dậy đi tiểu đêm gặp lạnh đột ngột hoặc khi đi ra ngoài trời lạnh không được bảo vệ đủ ấm.
Theo PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – nguyên bác sĩ Bệnh viện 103, hiện tượng nhiều người bỗng dưng ngủ dậy mặt bị biến dạng là do liệt dây thần kinh số 7. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh dễ để lại di chứng nặng nền trong trường hợp không được điều trị kịp thời.
Các trường hợp nhẹ có thể hồi phục trong vòng 3 – 6 tuần hoặc nhanh hơn, các trường hợp nặng thời gian phục hồi chậm hơn, đôi khi để lại di chứng. Một số trường hợp chuyển sang co cứng các cơ bên mặt bị liệt làm mặt bệnh nhân bị co kéo lệch về bên liệt, nếp nhăn mũi – má sâu, khiến dễ lầm tưởng bên liệt là bên lành. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể gặp biến chứng loét giác mạc, gây mù lòa…
Điều quan trọng để không bị di chứng nặng nề
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho biết, để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị và phục hồi chức năng liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi cần phối hợp các nhóm thuốc và kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc. Thuốc cần theo chỉ định của các bác sĩ.
Bệnh nhân có thể điều trị khẩn trương vừa tây y, đồng thời kết hợp đông y như: Điện châm các huyệt Ế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khớp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương cùng bên liệt… Toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong chì bên đối diện. Cần tránh kích thích quá mức có thể gây co cứng cơ mặt. Khi mắt đã gần bình thường thì dừng điều trị kích thích. Trong trường hợp thấy các dấu hiệu co cứng cần ngừng ngay liệu pháp điện, châm cứu, xoa bóp.
Các biện pháp vật lý trị liệu: điện di nivalin, hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích, xoa bóp.Với những trường hợp bệnh nhân đến muộn bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả: có thể tiêm cồn huỷ dây thần kinh. Với phác đồ như trên, nhiều bệnh nhân đến sớm trong tuần đầu đều được điều trị thành công. Ngoài ra, việc điều trị phối hợp oxy cao áp cho thấy kết quả phục hồi nhanh hơn.
Điều các bệnh nhân cần lưu ý là điều trị càng sớm kết quả càng tốt. Bởi vậy, ngay khi thấy có những biểu hiện méo miệng, liệt mặt cần nhanh chóng đến bệnh viện điều trị thay vì tìm các thầy lang hay áp dụng các biện pháp không khoa học như đắp lá…
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, điều quan trọng nhất là mọi người cần phải tránh gió lạnh đột ngột. Trong những ngày thời tiết lạnh giá không nên đi tập thể dục quá sớm, nhất là người cao t.uổi. Buổi tối trước khi đi ngủ nên đóng kín cửa để tránh gió lùa.
Khi sáng dậy không nên bật dậy ngay mà cần ở trong phòng ấm 10-15 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài. Đặc biệt là khi ra ngoài đường cần phải mặc ấm trong mùa lạnh với quần áo thật ấm, cổ quàng khăn len, đầu đội mũ ấm, bàn tay, bàn chân cần đi tất… Cha mẹ cũng cần chú ý khi đưa trẻ đi ngoài trời lạnh không nên cho trẻ ngồi trước xe máy.
Phương Thuận
Theo giadinh.net