Virus RSV có nguy hiểm?

Gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ thông tin về virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus – RSV) nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết, virus RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 t.uổi. Khi thời tiết giao mùa, trẻ dễ mắc bệnh hơn bình thường.

virus rsv co nguy hiem fdf26c

Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy thăm khám cho bé N. khi đang điều trị viêm phổi tại Khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: K.Ngọc

* Phụ huynh lo lắng

Ngay khi thấy con mình có triệu chứng ho và tiêu chảy, gia đình bé T.T.N. (quê tỉnh Bạc Liêu, tạm trú tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) đã đưa con đi khám và uống thuốc tại phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, các triệu chứng trên không cải thiện, bệnh còn diễn tiến nặng hơn.

Do đó, 2 ngày sau, gia đình bé N. đã cấp tốc đưa con vào Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai. Các bác sĩ chẩn đoán, bé bị viêm phổi nặng. Sau 4 ngày nhập viện, bé N. phải thở máy, điều trị tích cực do bệnh ngày càng nặng hơn. “Sau 2 tuần điều trị, con tôi đã ăn uống bình thường nhưng vẫn còn thở mệt và chưa biết khi nào sẽ xuất viện. Tôi nghe nói năm nay có loại virus hợp bào hô hấp khiến nhiều bé mắc bệnh như con tôi nên rất lo lắng” – mẹ bé N. bày tỏ băn khoăn.

“Cả 2 vợ chồng làm công nhân, thuê phòng trọ ở nên khá chật chội, kéo theo con nhỏ hay bị bệnh, nhất là viêm phổi, tiểu phế quản. Mỗi lần như vậy, cả hai vợ chồng lại thay nhau vào bệnh viện chăm sóc con” – chị N.T.T.L. (ngụ tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom), đang chăm con tại khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai tâm sự.

Bé Q.T.Q.C, con gái chị L. được 4 tháng t.uổi đã phải nhập viện sau 3 ngày sốt, tiêu chảy, thở khò khè. Các bác sĩ chẩn đoán bé C. bị viêm phổi nặng. Cũng như nhiều người khác, chị L. khi nghe nói đến virus RSV trên các phương tiện thông tin đại chúng đã rất lo lắng cho tình trạng bệnh của con mình.

Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy trấn an: “Có nhiều bệnh nhân lo lắng và hỏi tôi về loại virus RSV vì họ nghĩ đó là virus mới, nguy hiểm. Tuy nhiên, virus RSV đã được phát hiện và tồn tại từ vài chục năm nay, không khó để phòng tránh và kiểm soát”.

* Cần phòng bệnh đúng cách

Tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, gần đây khi thời tiết sáng sớm lạnh, trưa nóng khiến t.rẻ e.m dễ bị các bệnh về đường hô hấp như: viêm tiểu phế quản, hen, đặc biệt là viêm phổi bội nhiễm. Dù không làm xét nghiệm định danh loại virus gây bệnh hô hấp ở trẻ là RSV, nhưng theo bác sĩ Thủy, trên triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh hô hấp nhiều ở trẻ thời gian gần đây có thể là loại virus này.

Tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, so với cùng kỳ năm ngoái, bệnh hô hấp ở trẻ tăng cao hơn khoảng 30% với số ca nhập viện mới hơn 30 ca/ngày.

Virus RSV gây ra các triệu chứng nhẹ như: cảm lạnh, sổ mũi, chán ăn, ho, hắt hơi, sốt và thở khò khè. Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng có thể chỉ là khó chịu, khó thở và giảm hoạt động. Đối với hầu hết các trường hợp, tình trạng này sẽ hết sau 1-2 tuần.

Tuy nhiên, virus RSV sẽ phát triển mạnh hơn vào thời điểm cuối thu, đầu đông. Đối với t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi, virus RSV có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, dễ gây ra bội nhiễm, có thể dẫn tới t.ử v.ong. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng viêm phổi, viêm tiểu phế quản ở nhóm t.uổi này.

Cũng như các loại dịch bệnh khác, virus RSV sẽ tăng giảm theo chu kỳ và năm nay, có thể loại virus này là nguyên nhân gây bệnh hô hấp ở trẻ nhiều hơn các virus khác. Để giảm bớt tình trạng lây nhiễm, bác sĩ Thủy khuyến cáo bản thân trẻ phải có sức đề kháng tốt, do đó các bậc phụ huynh phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con để chống lại các loại bệnh nói chung và bệnh về hô hấp nói riêng. Hiện không có vaccine phòng, chống virus RSV nhưng các bậc phụ huynh cần phải chích ngừa đầy đủ các loại vaccine khác như: cúm, ho gà, sởi… Nhờ có các loại vaccine này mà bé sẽ được bảo vệ, gián tiếp giảm tình trạng mắc bệnh do virus RSV.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần đảm bảo môi trường trong lành cho bé, tránh tiếp xúc với khói t.huốc l.á, bụi. Người thân của trẻ khi ho phải che miệng, rửa tay mới được tiếp xúc với trẻ; hoặc sau khi đi đường, về nhà phải rửa tay mới được chăm sóc, ẵm, chơi đùa với trẻ, tránh hôn vào môi, mặt của trẻ. “Hành động ôm hôn trẻ rất phản cảm, rất dễ lây bệnh cho trẻ. Trong gia đình hoặc hàng xóm có người bị bệnh cảm cần phải cách ly vì bệnh lây qua các giọt b.ắn dưới 2m” – bác sĩ Thủy nhấn mạnh.

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, để giảm bớt tình trạng khó thở của trẻ, cha mẹ nên cho uống nước, sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng và rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Khánh Ngọc

Theo baodongnai

Mùa thu đông, cảnh giác loại virus khiến 90% trẻ nhỏ bị nhiễm

Các loại virus gây bệnh đường hô hấp hoạt động rất mạnh vào thời điểm giao mùa, trong đó, có virus hợp bào hô hấp – RSV – gây xôn xao cộng đồng thời gian vừa qua.

Bác sĩ Nguyễn Danh Đức – công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – đã chia sẻ nhằm giúp người dân hiểu và cảnh giác về loại virus này.

mua thu dong canh giac loai virus khien 90 tre nho bi nhiem ec7dbc

Ảnh minh họa virus RSV lây lan nhanh, thường xuyên gây bệnh cho trẻ nhỏ.

90% t.rẻ e.m nhiễm

Theo bác sĩ Nguyễn Danh Đức, RSV là loại virus thường gặp, gây bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. RSV có khả năng lây lan rất mạnh khiến khoảng 90% t.rẻ e.m bị nhiễm trong 2 năm đầu đời.

Khi nhiễm virus, trẻ sẽ có các triệu chứng tương tự bệnh cảm cúm thông thường. Có khoảng 25 – 40% trẻ có cơ địa đặc biệt sẽ mắc bệnh nặng khi nhiễm virus RSV, tiến triển thành viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi gây nguy hiểm tính mạng. Hiện chưa có vaccine để phòng bệnh do virus RSV gây ra.

Bệnh thường gặp vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam và mùa lạnh ở các tỉnh phía Bắc. Do đó, bác sĩ Nguyễn Danh Đức khuyến cáo các gia đình cảnh giác bệnh này trong thời điểm giao mùa.

Dễ lây, dễ nhiễm

RSV là loại virus dễ lây, có thể truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với người khác, ví dụ hôn trẻ. Bệnh cũng có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm, chất tiết của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, RSV còn có khả năng lây lan trong thời kỳ ủ bệnh, có thể sống nhiều giờ ở tay người, tồn tại trên các bề mặt môi trường và đồ chơi – những khu vực trẻ dễ tiếp cận.

Bác sĩ Nguyễn Danh Đức cũng lưu ý: Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng t.uổi, trẻ dưới 2 t.uổi song mắc bệnh tim và bệnh phổi bẩm sinh, trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, người già yếu, người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV hoặc dùng các thuốc gây suy giảm miễn dịch… là những đối tượng rất dễ mắc bệnh, cần phải phòng bệnh kỹ lưỡng.

6 biểu hiện nặng của bệnh

RSV thường gây bệnh ở mũi, họng với các triệu chứng nhẹ gồm: sốt nhẹ, ho, hắt hơi, ngạt chảy nước mũi. Bệnh sẽ diễn biến nặng hơn ở những trẻ có bệnh tim bẩm sinh, bệnh đường hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch.

Có 6 biểu hiện nặng của bệnh gồm: sốt cao liên tục; khó thở (thở nhanh), có thể xuất hiện tím tái ở mô, đầu chi; thở khò khè, có tiếng thở rít, có cơn ngừng thở; ho nhiều với đờm vàng, xanh, đục; trẻ quấy khóc nhiều hoặc mệt mỏi, lờ đờ, bỏ bú; có dấu hiệu mất nước như khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, da khô nhăn nheo.

mua thu dong canh giac loai virus khien 90 tre nho bi nhiem f4d45d

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi

Không thể sử dụng kháng sinh để điều trị

Theo bác sĩ Nguyễn Danh Đức, thuốc kháng sinh không có tác dụng với RSV. Đồng thời, y học chưa có thuốc đặc hiệu cho loại virus này, các bệnh nhân chỉ được điều trị bằng phương pháp hỗ trợ dựa vào mức độ bệnh.

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Danh Đức mong các bậc cha mẹ không nên quá hoang mang khi trẻ nhiễm virus RSV. Trẻ có thể được chăm sóc tại nhà khi mắc bệnh nhẹ, không có biến chứng và không nằm trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng.

Khi trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn hoặc nằm trong nhóm bệnh nhân có cơ địa đặc biệt, gia đình cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chữa bệnh kịp thời.

10 cách hiệu quả để phòng bệnh

Để tránh lây nhiễm RSV cho trẻ, người lớn nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với trẻ, những nơi vui chơi có nhiều người, người có triệu chứng tương tự với cảm cúm; cách ly trẻ khỏi người mắc bệnh, không đến gần, bế, ôm hôn trẻ; làm sạch các bề mặt, dụng cụ có thể bị ô nhiễm mầm bệnh.

Cha mẹ cũng lưu ý không để người lạ mặt tiếp xúc với trẻ, không cho hôn trẻ bởi việc hôn trẻ không chỉ gây lây nhiễm virus RSV mà còn lây truyền các bệnh khác gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ; hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, nóng bức, thiếu khí; nhắc nhở trẻ không mút tay hoặc ngậm đồ chơi

Khi đi ra đường, trẻ cần được giữ ấm và bảo vệ mũi, họng. Sau khi đi chơi về, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mắt, mũi cho trẻ.

Một cách hiệu quả khác đó là giúp trẻ tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 t.uổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói t.huốc l.á. Đồng thời, đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng kỳ hạn.

Đối với nhóm trẻ mắc các bệnh tim, phổi bẩm sinh, cần đưa tới cơ sở y tế để được chữa trị đúng cách khi có các biểu hiện sốt, ho, khó thở…

Theo viettimes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *